Phát hiện chiếc cân tiểu ly thời Trần tại địa điểm 62-64 Trần Phú, Hà Nội

0
315

Lê Cảnh Lam

Hà văn Cẩn

Viện Khảo cổ học

Trong đợt khai quật lần thứ 2 địa điểm 62-64 Trần Phú, Hà Nội năm 2009 với tổng diện tích 2626m2, tầng văn hoá dày trung bình 3,5m-3,8m kéo dài từ thời Lý đến hiện tại. Trong những phát hiện lý thú về các di tích, di vật chúng tôi xin giới thiệu một phát hiện về chiếc cân tiểu ly.

I Bối cảnh phát hiện

Chiếc cân tiểu ly được tìm thấy trong hố đất đen có cấu trúc như sau: đường kính hố  62cm, sâu 80cm, miệng hố nằm ở ở lớp 13 (sâu 2.6m so với lớp mặt hay sâu 4.0m so với bề mặt hiện tại). Hố đất đen nằm ở ô C4, lớp 13-15, hố H22 gần cụm gạch hoa chanh, trên cùng là lớp đất đen chứa gạch ngói màu xám TK15 và 1 đồng tiền, lớp đất đen này dày 32cm, tiếp đến là lớp than tro thực vật mục nát, những đoạn cây cháy dở và các chồng bát đĩa  gốm và các đồ sành thời Trần bị sập vỡ. Tiếp đến là lớp rổ, rá tre đan, 3 chiếc mâm gỗ sơn mài, 1 chiếc đế bát tiện gỗ, nhiều hạt thóc đã bị mục rỗng tạo thành một thứ  bột sệt như cám bã rượu (độ axít của bột gạo lâu ngày đã làm biến đổi màu men từ xanh thành đen của cá đồ gốm sứ phát hiện trong hố). Nằm cùng lớp này là chiếc cân tiểu ly và các đồ kim loại bao gồm: đĩa đồng, khoá  sắt, môi sắt, đinh sắt, que sắt. Hiện tại cán cân đang được ngân nứoc bảo quản tạm thời.

II Mô tả đặc điểm cân tiểu ly

Cân tiểu ly thuộc loại cân treo 1 đĩa, cán cân chia nhiều vạch nhỏ và có quả cân treo vào cán cân. Đĩa cân làm bằng đồng cán mỏng, gò thành đĩa cân, không trang trí hoá văn. Trên vành đĩa cân có đính 3 móc ở cách đều nhau để treo đĩa cân lên cán cân. Cán cân được làm bằng gỗ vót tròn, bị gãy thành 4 đoạn,  ở phía đầu cán cân đã bị gẫy hiện còn 3 chiếc khuy đồng trong đó 1 chiếc hướng xuống và 2 chiếc hướng lên trên, nhưng qua quan sát vết thanh đồng xuyên qua cán (ở vị trí cán gãy phía sau 2 khuy hướng lên trên) cho thấy chiếc cân này phải có 4 móc khuy đồng. Phía chuôi cán cẫn vẫn còn kéo dài nhưng đã bị gãy. Trên cán cân được chia 3 loại vạch chấm có độ mau khít khác nhau ở 3 phía cách đều nhau nhưng chỉ nằm  ở 1 nửa đường tròn vòng quanh cán cân.

 

  • Vạch chấm mau nhất cách nhau 1,5mm xếp thành hàng 1 chấm cứ 5 ô thì có 2 chấm, 10 ô thì có 3 chấm.
  • Vạch chấm cách trung bình cách nhau 4,0mm xếp thành hàng 1 chấm cứ 2 ô thi có 2 chấm.
  • Vạch chấm thưa nhất cách nhau 5,5mm xếp thành hàng 1 chấm.

Hiện tại chiếc cân bị thiếu quả cân và  phần dây treo đĩa cân. Kích thước: đường kính tĩa cân 10cm, cán cân còn lại dài 13cm, đường kính cán cân 0,8cm. Qua nghiên cứu địa tầng và các di vật chôn cùng trong hố cho thấy chiêc cân nàycó niên đại  thuộc thời Trần.

III Một số nhận xét

1 Về cách cân

Chiếc cân tiểu ly này có điểm đặc biệt là có 3 loại vạch chia ly từ nhỏ đến lớn nằm trên 1/2 đường tròn cán cân cùng với 4 đinh khuy ở đầu cán cân trong đó có thể 1 móc ngoài cùng dùng để treo đĩa cân, 3 móc phía trong sẽ đựoc dùng để treo cán cân tương ứng với 3 loại vạch chia từ nhỏ đến lớn. Nghĩa là chỉ cần sử dụng 1 quả cân, khi muốn cân ở mức nhỏ nhất thì treo cân lên ở khuy móc số 2, nặng hơn một chút thì treo cân ở khuy móc số 3, nặng nhất thì treo cân ở khuy móc số 4. Khi treo ở khuy nào thì người ta sẽ kéo quả cân theo vạch chia tương ứng.

Có thể hình dung cách cân và cách chia vạch cân giống như chiếc cân tiểu ly như hình dưới đây (ảnh 7-10). Chiếc cân này do anh Trần Quốc Kiệt ở 312/2 Vườn Lài, phường Phú Thọ Hoà, quận Tân Phú,Thành phố Hồ Chí Minh sưu tầm. Chiếc cân này cán cũng được chia 3 loại vạch, đầu cán cân có kim chỉ thăng bằng, quả cân bằng đồng:

Một chiếc cân khác được người dân tộc Hoa dùng để cân thuốc nhuộm sợi vải dệt áo thổ cẩm tại chợ xã Tà Huổi Cháng, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên (chợ có rất nhiều người Mèo mua bán trao đổi, ảnh 11-12)

Chiếc cân này được cán cũng được chia nhiều loại vạch, không có kim thăng bằng và có nhiều quả cân trong lượng khác nhau.

2 Về hệ đo và đơn vị đo trọng lượng:

Dựa vào cách chia 10 vạch ở  Vạch chấm mau nhất cho biết  hệ thống đo lường thuộc hệ thập phân, chúng tôi dự đoán có thể là theo hệ đo lường cổ của Việt Nam như sau:

3 Khả năng cân và độ chính xác của cân.

Theo như bảng đơn vị đo trọng lượng cổ trên, đơn vị Ly tương ứng với 37,8mg. Đối với chiếc cân này, do đang được ngâm nước bảo quản và bị gẫy nên chúng tôi chưa có điều kiện làm thực nghiệm cân thử.  Cán được làm bằng gỗ vót tròn chắc sẽ chịu ảnh hưởng co, ngót, hút ẩm  trong không khí nên chắc sẽ có độ sai số ảnh hưởng do khí hậu thời tiết. Câu hỏi rất quan trọng đối với chiếc cân đó là phạm vi cân nhỏ nhất- lớn nhất và độ chính xác của cân là bao nhiêu chúng tôi xin được khất lại trả lời sau.