Top 3 loại gỗ quý chiết xuất tinh dầu giúp làm đẹp da, bảo vệ sức khỏe

0
18239
Hoàng Đàn Rủ (Ngọc Am) có thể cao tới 30-35 mét
Hoàng Đàn Rủ (Ngọc Am) có thể cao tới 30-35 mét

Tinh dầu Ngọc Am được sử dụng để chăm sóc sức khỏe, làm đẹp và nội thất. Ngọc Am là tên gọi của 1 loài thực vật quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam. 

Ngọc Am là loại gỗ quý có giá trị thương phẩm cao như Pơ Mu, hay Sa mu dầu. Chính vì giá trị của Ngọc Am mà con người đã khai thác ngoài tự nhiên dẫn cạn kiệt nguy cơ tuyệt chủng. Ngọc Am có nhiều tên gọi khác nhau nhưng mà phân loại thực vật rõ ràng tới Chi và loài cụ thể.

Nhưng không rõ là do tiếng Việt vùng miền khác nhau hay sự ngộ nhận trong cách gọi dân gian. Ngọc Am dễ nhầm với 1 số cây như Samu, Sa mộc, Samu dầu, chi sa mộc, Hoàng đàn, Pơ mu. Hay cùng đặc điểm bộ, ngành, giới, lớp gần giống nhau cũng được gọi là Ngọc Am

Bài tổng hợp của Lam Hà để tìm hiểu rõ hơn về Sa Môc Dầu, Pơ mu và Gỗ Ngọc Am là gì? Trong quá trình thu thập có gì sơ suất, mong được ý kiến đóng góp của mọi người. Xin được tiếp thu ý kiến, và chỉnh sửa để mang lại thông tin đầy đủ và chính xác hơn.

Ngọc Am – Hoàng Đàn Rủ

Bách khoa toàn thư Wikipedia: 

Như chúng ta biết Wikipedia là một bách khoa toàn thư tự do. Tự do đóng góp tri thức và hiểu biết của tất cả mọi ngươi trên thế giới với đa dạng các ngôn ngữ. Chữ Wiki có nghĩa là tất cả mọi người đều có thể sửa đổi ở bất cứ trang nào. Bằng cách bấm vào các liên kết “sửa đổi”, hoặc “Sửa đổi trang này”. Có ở hầu hết các trang, ngoại trừ các cá nhân bị tước quyền sửa đổi và những trang bị khóa.

Theo từ khóa tên gọi trong các sách xuất bản tại Việt Nam, tra cứu cùng từ khóa Wiki. Ví dụ như:

  • Cunninghamia wiki (Chi sa mộc wiki)
  • Gỗ Ngọc Am là gì wiki
  • Sa mộc dầu wiki
  • Tuyết Tùng Wiki

Khi tìm hiệu mọi người sẽ gặp nhiều chút bối rối nếu tìm hiểu về tên gọi đúng của gỗ Ngọc Am là gì. Đúng như tính chất của Wiki trong từ bộ bách khoa toàn thư này. Wiki không phải là cuốn từ điển, vì thế nó chỉ mang tính chất tham khảo. Những gì chung nhất để phân loại, còn lại đúng sai phải để các nhà thực vậtt học có chuyên môn sâu phân tích.

Xuất xứ tên gọi gỗ Ngọc Am là gì?

  • Khi bạn gõ Cunninghamia wiki trên google kết quả trả về tiếng Việt là trang Wiki ra nội dung tiếng Việt là Chi Sa Mộc.
  • Kết quả google từ khóa Ngọc Am wiki trả về Hoàng Đàn Rủ thuộc Chi Hoàng Đàn
  • Sa mộc dầu wiki cho 2 kết quả, là Chi Sa Mộc và 1 trang khác cũng tên là Sa Mu Dầu 
  • Tiếp đến là Tuyết Tùng Wiki cũng cho nhiều hơn 2 kết quả wiki đó là Chi Tuyết TùngTuyết Tùng Himalaya.

Gỗ Ngọc Am tên khoa học là gì
Bảng phân loại nhận biết tên gọi đúng gỗ Ngọc Am là gì?

Ở đây ta bắt đầu tìm thấy điểm tương đồng Ngọc Am đó là giới, ngành, bộ, họ với tên gọi chi sa mộc, và sa mu dầu, sa mộc dầu. Tuy nhiên Ngọc Am khác chi loài với Chi Sa Mộc, Sa mộc dầu, sa mu dầu. Ngọc Am khác với tuyết tùng ở chi và họ.

Phân loại bậc xác định tên gọi Ngọc Am

Tuy nhiên, sẽ cực kỳ bối rối nếu bạn không nắm rõ về kiến thức về thực vật. Thật khó xác định đúng cách mà cơ sở hiểu biết của người dùng cung cấp thông tin cho Wiki chính xác và các thuật ngữ ngành. Như giới, lớp, bộ, họ, chi, loài, ngành, mỗi người cung cấp 1 kiểu không thống nhất đầy đủ.

Tác giả tổng hợp bài viết này, nghiêng về nội dung so sánh đa chiều. Tổng hợp nhiều nguồn được cho là uy tín. Nhưng không phản biện nội dung của các nguồn khác là đúng, hay sai. Chỉ muốn tổng hợp đưa ra các luồng ý kiến, cũng như 1 số hình ảnh mô tả để mọi người tham khảo.

Thế nên rất mong mọi ý kiến đóng góp mang tính xây dựng của các nhà thực vật học. Và của các anh em có kinh nghiệm đam mê tìm hiểu sâu về loại Ngọc Am cũng như biến thể của nó.

7 Bậc phân loại chính của Thực Vật
7 Bậc phân loại chính của Thực Vật

  Phân loại 7 bậc chính của Cây Ngọc Am

gỗ ngọc am là gì
Gỗ Ngọc Am hay Hoàng Đàn Rủ tên danh pháp khoa học là gì
  • Có 1 điều tác giả khi tổng hợp bài viết về Ngọc Am còn băn khoăn. Đó là có nhiều những nội dung trên mạng do nhầm lẫn hay là cách gọi trong dân gian lưu truyền. Phân biệt Ngọc Am cũng là Sa Mu (Cunninghamia) hay Chi Sa mộc (Hoàng đàn – Cupressaceae) hay không? Có phải vì cũng xếp vào 1 giới, ngành, lớp, bộ có 1 số đặc điểm giống nhau nên đều gọi là Ngọc Am?
  • Sa mộc dầu còn có 1 tên Tiếng Việt hiện được sử dụng rộng rãi ở tỉnh Hà Giang là Ngọc Am.
    “Thông Việt Nam – Nghiên cứu hiện trạng bảo tồn 2004” cũng dùng tên Ngọc Am này.
  • Ngọc Am cũng là gọi tên khác của cây Pơ mu. Pơ Mu thuộc họ Hoàng đàn, Chi (genus) Fokienia, loài (species) F.hodginsii. Pơ mu cũng là 1 giống cây quý cần được bảo vệ.
    (Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam, Hoàng Hòe (chủ biên), Nhà xuất bản Giáo dục, 1998)
  • Hay do Sa Mu Dầu, Ngọc Am có cùng vị trí phân bố ở vị trí phía bắc ở số tỉnh Hà Giang. Dẫn đến sự nhầm lẫn vì kiểu hình khá giống nhau.

Vì thế cần nhấn mạnh Ngọc Am có rất nhiều cái tên gọi khác hoàng đàn liễu, hoàng đàn rủ. Trung Quốc gọi là bách mộc (柏木), là chi Cupresses thuộc loài C. FuneBris. (wikipedia)

Bài viết tập hợp 1 số tham khảo nhằm xác định nguồn gốc của tên gọi và phân biệt Cây Ngọc Am là loại gỗ gì. Cũng để quý vị hiểu hơn về thành phần hương liệu tạo lên Tinh dầu Gỗ Ngọc Am của Lam Hà, Một sản phẩm tự nhiên tốt cho sức khỏe, và làm đẹp.

Phạm vi phân bố tự nhiên của Hoàng Đàn Rủ

Phân bố này không chắc chắn do lịch sử gieo trồng lâu đời. Các cây Ngọc Am được ghi nhận trong các môi trường rừng tại: 

  • Các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Trùng Khánh.
  • An Huy, Phúc Kiến, miền nam Cam Túc, Quảng Đông, Quảng Tây,
  • Hà Nam, Hồ Bắc, Giang Tây, Thiểm Tây, Tứ Xuyên,
  • Vân Nam và Chiết Giang tại các độ cao dưới 2.000m,

Ngọc Am (Hoàng Đàn Rủ) thường được trồng xung quanh các chùa chiền, đền miếu hay trong các khu vườn. Đôi khi nó cũng được trồng làm cây cảnh tại các khu vực ôn đới ấm áp khác. Người ta cũng bắt gặp bày bán làm cây trồng trong nhà tại các khu vực có khí hậu lạnh giá hơn. Nhưng người viết bài này cũng không thực sự thấy tận mắt có đúng là Hoàng Đàn Rủ không nếu không thông qua các hình ảnh được so sánh.

Ở Việt Nam, Hoàng Đàn Rủ mọc rải rác tại hai tỉnh Hà Giang và Lạng Sơn. Và cũng xuất hiện tại các khu rừng nhiệt đới. Những nơi có mưa theo mùa ẩm, chủ yếu ở đai núi thấp, trên núi đá vôi, ở độ cao 400 – 1.500 m

Đặc tính của Ngọc Am (Hoàng Đàn Rủ):

  • Ngọc Am ( tức Hoàng Đàn Rủ) là cây gỗ thuộc bộ Thông (hay Tùng Bách).
Cây Hoàng Đàn Rủ
Cây Hoàng Đàn Rủ – Ngọc Am (cupressus funebris)
  • Hoàng Đàn Rủ là loai cây gỗ lá kim thường xanh có chiều cao từ 20 đến 35 mét.
  • Thân cây lớn đường kính có thể đạt tới 2m.
Thân Cây Hoàng Đàn Rủ, Ngọc Am (Cupressus funebris)
Thân Cây Hoàng Đàn Rủ, Ngọc Am (Cupressus funebris)
  • Để phân biệt với giống Hoàng Đàn (Cupressus Torulosa) hay Tùng có ngấn phân bố ở nhiều nơi. Cấu tạo các cành nhỏ sắp xếp thành mặt phẳng, Hoàng đàn rủ có tán lá rậm rạp, buông rủ lòng thòng kiểu họ liễu.
Hoàng Đàn Rủ (Ngọc Am) có thể cao tới 30-35 mét
Cây Ngọc Am là cây gỗ gì mà có thể cao tới 30-35 mét
  • Quan sát thấy các chồi non xanh lục tươi, trông nhỏ dẹt và mảnh dẻ. Các lá áp ép dày dặc, dạng vảy, dài 1–2 mm, nhọn đầu, nhưng tới 5 mm tại các chồi to. Những cây non độ tuổi khoảng 5-10 năm thường tạo thanh tán lá non với các lá hình kim mềm mại dài 3–8 mm.
Cành lá non của Hoàng Đàn Rủ
Cành lá non của Hoàng Đàn Rủ ( Ngọc Am)
  • Các đôi lá mặt với tuyến xa trục tuyến tính. Các đôi lá bên gập lại mặt đối mặt. Đè lên các phần cuống của các đôi lá mặt, gợn lằn xa trục.

Quả Ngọc Am hình thành và cấu tạo

  • Các nón phấn hình elipxoit hay hình trứng, dài 2,5–5 mm, chứa 10-14 vi lá bào tử.
  • Các nón hạt hình cầu, dài 8–15 mm, với 6-8 vảy hiếm khí tới 12 vảy Màu xanh lục.
Quả Ngọc Am Tươi
Quả Ngọc Am Tươi

Quả Ngọc Am Tươi

Quả Ngọc Am Khô
Quả Ngọc Am Khô
  • Khi chín ngả sang màu nâu sẫm khoảng 24 tháng sau khi thụ phấn.
  • Mỗi vảy đã thụ phấn chứa 3-5 (đôi khi 6) hạt. Các nón mở ra khi chín để phát tán hạt.
  • Thụ phấn khoảng tháng 3-5. Hạt chín vào khoảng tháng 5-6.
Quả Ngọc Am Thụ Phấn
Quả Ngọc Am Thụ Phấn

Quả Ngọc Am Thụ Phấn

Ngọc Am Thụ Phấn 1

Ngọc Am đậu quả
Ngọc Am đậu quả
  • Thường được phân loại trong chi Chamaecyparis do tính tới các cành dẹt trong tán lá của nó và tương đối ít hạt trong các nón nhỏ.
  • Chi Cupressus do các đặc trưng phát triển của nó (nón thuần thục trong năm thứ hai 2) và thành phần hóa học của các biflavonoid

Các bạn có thể click link download free 1 tài liệu tham khảo quý rất chi tiết về Gỗ Ngọc Am (Hoàng Đàn Rủ) là gì được dịch bởi 3 thứ tiếng Anh, Pháp và Việt Nam.

Công dụng của Gỗ Ngọc Am

  Tinh dầu Ngọc Am

  • Biflavonoid là một loại flavonoid có công thức chung (C6-C3-C6)2. Flavonoid là dạng chất chuyển hóa trung gian của thực vật.
  • Một số flavonoid có màu xanh, tím đỏ và cũng có một số khác lại không có màu. Thực vật cũng có một số nhóm hợp chất khác không thuộc flavonoid nhưng lại có màu vàng. Rất có thể dễ nhầm lẫn như carotenoid, anthranoid, xanthon.
  • Flavonoid được gọi là vitamin P (do tác dụng thẩm thấu vào thành mạch máu). Tuy nhiên giữa những năm 1930-1950 thuật ngữ này đã không còn được sử dụng.

Vitamin P có trong tinh dầu Ngọc Am thông qua liệu pháp hương thơm hít ngửi giúp nhanh chóng ổn định huyết áp rất có lợi cho sức khỏe.

Tinh dầu Ngọc Am có rất nhiều công dụng có lợi cho việc chăm sóc sức khỏe hỗ trợ chữa bệnh, trong đó có việc ổn định huyết áp. Với một vài giọt tinh dầu ngọc am, huyết áp của bạn đang cao có thể giảm sau khi sử dụng vài phút. Nhiều người mắc hội chứng sợ bác sĩ, hay hội chứng áo choàng trắng mà tăng huyết áp, nên bị từ chối tiêm Vaccine Covid 19. Việc sử dụng tinh dầu cần có sự chỉ định của bác sĩ hay tư vấn viên. 

  Làm đồ nội thất, cây cảnh

  • Gỗ cứng, mịn, màu vàng nhạt, có chứa tinh dầu, chống mối mọt, chống  được ưa chuộng để đóng đồ dùng gia đình như bàn ghế, giường.
  • Cây trồng làm cảnh có giá trị vì dáng đẹp làm Bonsai.
  • Gỗ Ngọc Am còn được dùng để làm quan tài. Có sự tương đồng C.Funebris có gốc địa danh gắn với nghi  thức tang lễ của La Mã cổ, funeral có nghĩa là đám tang, tang lễ. Funebris theo tiếng La Tinh cũng là Tang Lễ.( Địa danh Laudatio Funebris tại Cộng hòa La Mã cổ –  Polybius 200-118.BC)

Sa Mộc Dầu – Hoàng Đàn

Nguồn gốc tên gọi 

Sa mộc dầu (Sa mu dầu) danh pháp khoa học 2 phần là Cunninghamia Konishii Hayata. Chi Sa mộc hay chi Sa mu (Cunninghamia) là một chi của 1 hoặc 2 loài cây thân gỗ, thường xanh.

Sa Mộc Dầu, tại khu bảo tồn thiên nhiên, tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa
Sa Mộc Dầu, tại khu bảo tồn thiên nhiên, tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa

Chi Sa mộc thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaceae). Nguồn gốc ở khu vực Trung Quốc, Đài Loan và miền bắc Việt Nam. Là các cá thể thực vật cây lớn có độ cao lên tớii 50–55 m. Tên gọi khoa học của chi này được đặt theo tên của Dr. James Cunningham, một bác sĩ người Anh đã đưa các loài này vào gieo trồng năm 1702. Và sau đó, thấy xuất hiện ở nhiều nơi ở Việt Nam có trồng

Cunninghamia là một loài thực vật hạt trần trong họ Cupressaceae. Loài này được Hayata mô tả khoa học đầu tiên năm 1908. Hiện nay có chia làm 2 loài:

  • Cunninghamia konishii Hayata
  • Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook

Sách đỏ Việt Nam 2007

Sa mộc dầu còn có những cái tên khác như

  • Sa mu dầu
  • Sa mộc quế phong
  • Mạy lâng lên, Mạy lung linh. (Người Thái – Thanh Hóa)

Chiếu theo Sách đỏ Việt Nam và cũng có rất nhiều sách đã sử dụng. Nhiều người nghiên cứu tìm hiểu thường dùng tên Tiếng Việt của loại cây này là Sa mộc dầu. Ngọc Am như 1 cái tên quen thuộc để chỉ đến Sa Mộc Dầu đối với 1 số tỉnh biên giới phía bắc như Hà Giang.

Ngọc am cũng là cái tên được tới trong sách “Thông Việt Nam – Nghiên cứu hiện trạng bảo tồn 2004”.

Và không khỏi ngạc nhiên khi cây Pơ mu cũng được gọi bằng cái tên Ngọc Am.

  • Tham khảo “Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam, Hoàng Hòe (chủ biên)” NXB Giáo dục, 1998)
  • “Thông Việt Nam – Nghiên cứu hiện trạng bảo tồn 2004” (Nhà xuất bản Lao động xã hội, 2005).
  •  “Cây lá kim Việt nam” (Nhà xuất bản thế giới, 2004).
  • “Danh mục các loài thực vật Việt Nam” (Nhà xuất bản Nông nghiệp, tập I, 2001)

 Phân bố địa lý và bảo tồn

Ks. Chu Thuyền kết hợp với Viện điều tra quy hoạch rừng (FIPI) lập nhóm điều tra lâm nghiệp. Những người có công phát hiện lần đầu tiên Cây Sa Mộc Dầu phân bố ở nhiều nơi:

  • 1964: Lần đầu đầu tiên phát hiện Sa dầu trên đỉnh núi Facatun huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An
  • 1991 – 1997: Pù Luông, Pù Xai Lai Leng và Pù Mo là tên các ngọn núi trên dãy Trường Sơn Bắc thuộc huyện Kỳ Sơn, Thanh Hóa, ở độ cao trên 2700 mét. 
  • Pù Đen Đinh dãy núi vòng cung ở biên giới Việt Nam – Lào, giữa hai tỉnh Điện Biên và Phongsaly (thuộc huyện Tương Dương)
  • Pù Mát, Pù Nhông, Pù Hoạt, Pù Đen Đinh thuộc Vườn quốc gia Pù Mát hiện được xác định là vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển miền tây thuộc huyện Con Cuông, Nghệ An do UNESCO công nhận năm 2007. 
  •  Xuân Liên Khu bảo tồn thiên nhiên (Thanh Hóa)
  • Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc),  Hủa Phăn là tỉnh nằm ở phía đông bắc Lào theo các tài liệu đã công bố trên thế giới.
  • Và 3 huyện như Vị Xuyên, Quản Bạ và Hoàng Su Phì với các xã:
    – Thượng Sơn, Nậm Ty, Cao Bồ, Lao Thải, Xín Chảo, Bản Péo,
    – Tả Sủ Choóng, Túng Sán, Nậm Dịch, Hồ Thầu và Sơn Nam.
Sa mu dầu, tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, Nghệ An
Sa mu dầu, tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, Nghệ An

Duy trì Bảo tồn 

Sa mộc dầu là loài cây lưu niên, có kích thước lớn của thế giới. Sa mộc dầu đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do nạn khai thác lậu quá mức. Hiện nay còn tồn tại ở 1 vài nơi trên đất nước Việt Nam:

Sa mu dầu ngàn năm tuổi tại khu bảo tồn Pù Mát
Sa mu dầu ngàn năm tuổi tại khu bảo tồn Pù Mát
  • Sa mộc dầu cao tới 70m tại Vườn quốc gia Pù Mát, với đường kính thân hơn 5,5m. Vị trí nằm ở thượng nguồn Khe Bu (xã Châu Khê, Con Cuông, Nghệ An)
    xã Tả Sử Choóng (huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang) từng tồn tại những cây Sa mộc dầu  có đường kính hơn 1 mét và chiều cao lên tới 35- 40m, (1980s).
  • Hiện nay Xã Túng Sán: vẫn còn xót lại 2 cây Sa mộc dầu nằm ở tọa độ địa lý: N: 22o45’42”5; E:104o44’29”5; độ cao này so với mực nước biển là 1.212m. Một cây khác có chiều cao 30m và đường kính 90cm. Cây thứ hai có đường kính 70cm, chiều cao 25m.

Đặc tính của Sa Mộc Dầu

  • Cây có lá mọc xoắn ốc xoắn xít lại nhau, tán hình tháp, 
  •  Mép  lá hơi có hình răng cưa, mặt bên dưới có 2 dải lỗ khí. Thót tương đối ngắn hình mũi tú và không cứng lắm.
Lá và quả của Sa Mu Dầu
Lá và quả của Sa Mu Dầu
Lá kim Sa mu dầu
Lá kim Sa mu dầu
  • Gốc dạng vặn,  xếp thành 2 dãy hình dải, rộng 0,2-0,3cm, dài 7-12cm,
Gốc cây Samu dầu
Gốc cây Samu dầu

Những điểm nêu ở trên khác với cây sa mộc. Cunninghamia Lanceolata (Lamb.) Hook một chi loài khác. Cây sa mộc là loại gỗ nguyên sản từ Trung Quốc giống này được du nhập vào Việt Nam từ lâu. Chúng được gây trồng và phát triển mạnh từ năm 1960 tới nay.

Quả hạt hình nón của Sa mu Cunningamia Lanceolate Lamb Hook
Quả hạt hình nón của Sa mu Cunningamia Lanceolate Lamb Hook

Sa mộc dầu phân bố nơi hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới. Loại cây lá rộng mọc xen cây lá kim ở các núi cao trung bình từ 600-1600m. Nhiệt độ trung bình năm từ 15-20oC. Lượng mưa trung bình từ 1500-1900mm. Loại đất thích hợp là loại đã phong hóa từ granit hoặc đá mẹ silicat. Vì thế Sa mộc dầu có khả năng tái sinh thuộc dạng hiếm. Chúng cũng tập trung ở những mới đốt nương làm rẫy hoặc tại những vùng đất sạt lở.

Sa mộc dầu tái sinh rất kém

Sa mộc dầu có nón chín bắt đầu vào tháng 10-11 nhưng rất khó khai thác. Vì nón của loại cây này chỉ mọc ra ở những cây trưởng thành kích thước cao lớn. Do đó tỉ lệ nảy mầm thành công của hạt chỉ đạt 43%.

Ươm giống Sa mu dầu bằng hom
Ươm giống Sa mu dầu bằng hom
Hom Sa mu dầu phát triển tỉ lệ 43%
Hom Sa mu dầu phát triển tỉ lệ 43%

Giâm hom từ cây non là 1 số ít giải pháp để nhân giống. Nếu hom được lấy từ cây già thì cây có hiện tượng phát triển theo hướng nghiêng từ các cành bên (hiện tượng bảo lưu cục bộ)

Giá trị kinh tế của Sa Mộc Dầu

Không chỉ mang ý nghĩa đa dạng sinh học. sa mộc dầu còn đem giá trị kinh tế cao. Là loại cây cũng chứa tinh dầu chống lại ẩm mốc, không bị ngấm nước hay mối mọt. Nó rất bền chắc, chôn dưới đất hàng trăm năm vẫn không bị mục nát. Ngọc Am ý nghĩa chính là xuất phát từ đặc tính quý báu này.

Sa mu dầu (Ngọc Am) từ lâu rất được ưa chuộng

  • Dùng làm các công trình chùa chiền, đền thờ, miếu mạo, cũng như vật liệu xây cất nhà cửa, quan tài.
  • Đặc biệt gỗ Sa mộc dầu còn có hoa vân, màu sắc rất đẹp. Nhu cầu khai thác để làm chế tác làm đồ thủ công, mỹ nghệ, làm các vật dụng trong gia đình.
  • Tinh dầu Sa mộc dầu được chiết xuất dược phẩm nhờ có khả năng sát trùng cao, cũng được làm thuốc xoa bóp, chữa bệnh ngoài da, đặc biệt dùng để ướp xác.

Với rất nhiều giá trị sử dụng khác nữa nên sa mộc dầu bị khai thác bất chấp dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng. Sa mộc dầu đã được liệt kê vào Sách đỏ Việt Nam (2007) mức VU tình trạng nguy cấp.

Nghị định 32/2006/NĐ-CP(30/3/2006) của Chính phủ:

Sa mộc dầu được xếp nhóm IIA. Nằm trong Danh mục Thực vật rừng nguy cấp quý hiếm cần hạn chế khai thácvì mục đích thương mại.

Mục tiêu bảo tồn nguồn giống sa mộc dầu

  • Hàng năm phải nghiêm cấm việc khai thác.
  • Mở rộng tuyển chọn những cây mẹ có phẩm chất tốt để xây dựng nguồn cây giống. Từ đó phát triển nguồn gen Sa mộc dầu tốt tại tỉnh Hà Giang,

Tháng 6/2016, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã họp xem xét và đưa ra kết luận 56 cây Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii). Sa mộc dầu đã được khu bảo tồn tự nhiên (BTTN) Pù Hoạt đăng ký là cây di sản Việt Nam.

Pơ Mu

Bảng phân loại nhận biết tên gọi Pơ Mu, Tuyết Tùng, Tuyết Tùng đỏ
Bảng phân loại nhận biết tên gọi Pơ Mu, Tuyết Tùng, Tuyết Tùng đỏ

Nguồn gốc tên gọi Pơ mu

Fokienia hodginsii (Pơ mu) là loại thực vật tên La tinh hóa cũ từ tiếng Phúc Kiến(Trung Quốc). Do Hodgins thu thập năm 1908 được du nhập vào châu Âu.

  • Pơ mu trong tiếng Việt còn có nhiều tên gọi khác như: Đinh Hương, Tô Hạp Hương.
  • Mạy vạc theo cách gọi người thiểu số ở Lào Cai.
  • Mạy long lanh (người Thái ở miền Tây Bắc và Thanh Hóa).
  • Khơ mu (Hà Tĩnh)
  • Hòng he (người Ba Na ở Gia Lai và Kon Tum).

Pơ mu (Fokienia) là một chi trong họ Hoàng đàn (Cupressaceae). Là trung gian giữa hai chi Chamaecyparis và Calocedrus nhưng di truyền học chi Fokienia gần gũi hơn với chi thứ nhất. Chi còn sống là cây Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A.Henry & H.H.Thomas) tiếng Anh gọi là Fujian cypress (Bách Phúc Kiến). Và một loài tìm thấy chỉ ở dạng hóa thạch là Fokienia ravenscragensis.

Thân cây Pơ mu Fokienia hodginsii
Thân cây Pơ mu Fokienia hodginsii rất cứng

Vị trí phân bố của Pơ Mu

  • Pơ mu (Fokienia hodginsii) có nguồn gốc từ miền Đông Nam Trung Quốc: tỉnh Chiết Giang, Quý Châu, Vân Nam và Phúc Kiến
  • Miền Bắc Việt Nam: Bắc Giang, Hà Giang, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Sơn La,Lào Cai, Lai Châu Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ.
  • Miền trung Việt Nam: Nghệ An, Thanh Hóa, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng
  • Tây Bắc Lào.
Vị trí phân bố cây Pơ Mu Fokienia Hodginsii
Bản đồ phân bố cây Pơ Mu Fokienia Hodginsii

Đặc điểm sinh học Pơ mu

  • Pơ mu xếp nhóm lá thường xanh(Evergreen plant: thuật ngữ chỉ cây rừng có vòng đời lá kéo dài suốt 12 tháng). Là loài cây thân gỗ cao xấp sỉ 25-30m.
  • Là loài cây thân gỗ cao xấp sỉ 25-30m. Pơ mu thường có vỏ màu sắc nâu xám thường bị tróc vỏ khi cây còn bé. Vỏ cây Pơ mu già hơn thường xuất hiện các vết nứt theo chiều dọc và tỏa ra hương thơm. Cấu tạo lá được bố trí sắp xép theo hệ thống gồm cành nhánh nhỏ khá đều nhau và cùng nằm tương đối trên 1 mặt phẳng.
Cây Pơ Mu mọc trên núi đá cheo leoTam Thanh Sơn, Giang Tây Trung Quốc
Cây Pơ Mu mọc trên núi đá cheo leoTam Thanh Sơn, Giang Tây Trung Quốc
  • Lá của những cây trưởng thành mọc thành các chữ thập đối chéo nhau. Các cặp so le hơi sắc cách nhau không đều đặn như tạo ra các 4 vòng xoắn trên cùng 1 hàng với chiều dài 2-5 mm. Mặt trên của lá xanh sẫm với các dải không khí màu trắng bên dưới. Các lá phía bên bên hình trứng bị nén.
  • Các lá mặt thì có dạng mác ngược với đỉnh tam giác. Các lá trên các cây non thì lớn hơn, có thể rộng tới 6m và dài tới 8–10 mm. 

Lá của cây Pơ Mu (Fokieniahodginsii)

Lá của cây Pơ Mu (Fokieniahodginsii)

Hình dáng quả Pơ mu:

Quả và hạt Cây Pơ Mu Fokienia hodginsii
Quả Cây Pơ Mu thường có 6-8 vảy khá giống với quả ngọc Am
  • Nón đực có hình trụ hoặc trái xoan với độ dài tầm 2,5mm tại phía cuối trên chồi cây.
    Thường có từ 3 tới 5 cặp vảy bắc.
  • Nón cái có kích thước lớn hơn nhiều với  thường có độ rộng 14-22 mm và dài từ 15-25mm. Và thường thay đổi dạng hình cầu và chín kể từ năm thứ hai. Và cũng có từ 5-8 cặp vảy bắc. Ở mỗi cặp vảy bắc thường xuất hiện 2 hạt có cánh.
  • Các hạt có góc cạnh và đầu nhọn độ dài khoảng 4 mm. Ở  mặt trên và dưới của hạt có 2 chỗ phồng lớn chứa nhựa. Thường các cánh ở hai bên không đều nhau.

Pơ mu và đa số các loài thực vật lá xanh không chịu được bóng râm. Chính vị vậy chúng sinh trưởng thường vươn cao để đón ánh sáng. Nhưng lại phải hợp ở nơi có khí hậu mát mẻ, lượng mưa lớn. Chúng ta thường thấy Pơ mu xuất hiện và mọc ở những nơi đất ẩm ở khu vực miền núi. Ở Việt Nam, Pơ mu thường phần bố ở các địa hình đất đá vôi hoặc địa chất gốc granit với độ cao 900 m trở lên 

Phát hiện được loài hóa thạch Fokienia ravenscragensis: Loài này đã được miêu tả xuất hiện từ thời kỳ đầu của thế Paleocen (60-65 Ma). Phân bố ở miền tây nam Saskatchewan và vùng phụ cận Alberta, Canada

Giá trị sử dụng của Pơ mu

  • Gỗ Pơ mu được người Dao và người Lào dùng làm vách ngăn trong phòng cũng như nóc nhà.
  • Gỗ pơ mu cũng như Ngọc Am, Sa mu dầu và 1 số loài thuộc bộ Thông thường được dùng để làm quan tài.
  • Gỗ Pơ Mu không nặng như gỗ hương, tinh dầu trong gỗ có thể ngăn cản sự phá hại từ mối mọt, độ bền rất cao. Do đó gỗ được săn tìm khai thác để làm đồ tạo tác mĩ thuật, các loại đồ gia dụng.
  • Các sản phẩm từ gỗ Pơ mu rất đa dạng, từ bàn ghế, giường tủ có giá thành rất cao. Đặc biệt là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ cao cấp như: Chiếu massage Pơ mu, ghế tựa Ôtô Pơ mu, mành hạt gỗ Pơ mu.
Nội thât Giường Tủ bàn ghế gỗ Pơ mu
Nội thât Giường Tủ bàn ghế gỗ Pơ mu bền đẹp mang lại hương thơm
  • Sản phẩm chưng cất từ thân, lá và đặc biệt là từ rễ pơ mu, là tinh dầu được dùng trong hóa mỹ phẩm và y học.

Pơ mu cũng là 1 trong những loài gỗ quý do nhu cầu sử dụng cao nên bị khai thác cạn kiệt có nguy cơ biến mất. Chúng được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam từ năm 1996, cần được bảo vệ cấm khai thác.

Lời Kết

Nội dung bài viết cung cấp thông tin, hình ảnh cũng như đưa ra phân tích xác định Gỗ Ngọc Am là gì? Cũng như tìm hiểu rõ hơn về 2 loại gỗ quý khác là Pơ Mu, Sa mu dầu để nhận biết sự phân loại cho từng loài. Và giải đáp thắc mắc tên gọi Ngọc Am có cùng tên với 2 loại gỗ quý kể trên.

Còn nhiều ý kiến xung quanh tên gọi Ngọc Am gọi chung cho các cây cùng họ tùng bách, tuyết tùng (Cedar Wood). Tránh những tranh cãi không cần thiết giúp khách hàng và những người đam mê tìm hiểu về những cây gỗ này. Rất mong nhận được ý kiến phản hồi đóng góp thông tin giá trị nếu quý khách có cùng quan tâm!