Giám định hồng chuông chùa Phổ Quang lưu giữ tại Bảo tàng Phật giáo

0
479
chuong-chua-phuc-nghiem-004
chuong-chua-phuc-nghiem-004

Lê Cảnh Lam. Nguyễn Quang Miên, Lê Hải Đăng*, Huỳnh Đình Quốc Thiện, Trương Thế Liên**, Thượng Tọa Thích Huệ Vinh*** và Trần Kỳ Phương****

*: Viện Khảo cổ học, **: Bảo tàng Đà Nẵng, *** Bảo tàng Văn hóa Phật Giáo, ****Hội Khảo cổ học Việt Nam.

I – Giới thiệu

Hồng chuông đồng chùa Phổ Quang  được sưu tầm và lưu giữ tại Bảo tàng Phật Giáo  (Đà Nẵng) có khắc niên đại Cảnh Hưng tam thập tam niên chế (1773) thuộc Thôn Hữu Lân, xã An Việt, huyện Siêu Loại (thời Cảnh Hưng) nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chuông có quai treo hình rồng 4 móng, vòng mặt trời, hồ lô. Nội dung ghi công đức của các người đóng góp công sức và tiền đúc chuông. Đặc biệt  trong số những người công đức có 5 người phụ nữ họ Man – dòng họ ít người nhưng gắn với truyền thuyết về huyền thoại Phật Mẫu Man Nương chùa Tổ (chùa Phúc Nghiêm)  ở Thuận Thành Bắc Ninh. Kích thước : cao 101cm, đường kính đáy 46cm (Hình 1, 2, 3,4).

chuong-chua-phuc-nghiem-001
chuong-chua-phuc-nghiem-001
chuong-chua-phuc-nghiem-002
chuong-chua-phuc-nghiem-002
chuong-chua-phuc-nghiem-003
chuong-chua-phuc-nghiem-003
chuong-chua-phuc-nghiem-004
chuong-chua-phuc-nghiem-004

 

II – Kết quả Giám định

  1. Thành phần hợp kim:

Hợp kim đúc là dạng hợp kim 4 thành phần:  Cu 76,99%, Sn 4,03%, Pb 0,59%, Zn 0,22%. Hợp kim có 4 thành phần nhưng chì và kẽm có hàm lượng dưới 1%. Thành phần dưới 1% coi như là tạp chất, không có chủ đích pha trộn khi đúc. Có sự khác biệt rất lớn giữa đồ đồng gia dụng và chuông, khánh. Đặc trưng cho truyền thống đúc chuông, khánh là truyền thống đúc “hồng chung”, “hồng khánh” mà thành phần chủ động pha chế hợp kim đồng chỉ gồm đồng và thiếc. Hàm lượng đồng rất cao (khoảng 80% đến 90%) và thêm một lượng nhỏ thiếc. Hợp kim này không chỉ tạo ra chuông, khánh có màu đỏ mà còn có độ ngân, vang khi đánh. Hợp kim không được pha chì vì pha chì sẽ làm cho chuông, khánh bị “câm”  đánh sẽ không kêu to và không ngân vang. Tiền công đức được khắc trên chuông là cổ tiền (cổ tiền là tiền có trọng lượng 9 phân tức là nặng xấp xỉ 3,4g thường đúc thời Lê Sơ hoặc nhà một số vua nhà Mạc và một số vua nhà Lê thời Lê Trung Hưng như  Đại Chính thông bảo của Mạc Đăng Doanh (1530-1540) nặng 4g, Nguyên Hòa Thông Bảo của Lê Trang Tông (1533-1548) nặng 3.8g, Quảng Hòa Thông bảo của Mạc Phúc Hải (1541-1546) nặng 4.9g, (lưu ý Quảng Hòa thông bảo có cả loại tiền gián hay sử tiền nhẹ chỉ có 1,5g). Sử tiền còn được đúc ở thời kỳ Lê Trung Hưng bao gồm cả tiền nhà hậu Mạc (đóng đô trên Cao Bằng), tiền chúa Trịnh, chúa Nguyễn, Mạc Cửu đúc các loại tiền không chính thống (Tiền không chính thống là tiền vua Mạc không đúc theo niên hiệu của mình khi ở trên Cao Bằng (1593-1677) mà đúc các loại tiền có tên nhà Tống như  Nguyên Phong, Hy Ninh, Tường Phù…, tiền chúa Nguyễn đúc và thuê Nhật Bản đúc theo niên hiệu nhà Tống như Nguyên Phong, Hy Ninh, Gia Hựu, Tường Phù, Thiệu Thánh, Thiên Thánh, đúc các loại tiền Thái Bình nguyên bảo, tống bảo, phong bảo, thánh bảo, pháp bảo. Tiền do Mạc Cửu đúc tiền Thái Bình. Ngoài ra còn có các loại tiền không theo niên hiệu vua Tống trung quốc như An Pháp, Chí Đạo, Phật Pháp Tăng Bảo, Chu Nguyên… Thời Cảnh Hưng (1740-1786) tiền được đúc ở nhiều nơi và nhiều loại cũng đúc cả cổ tiền lẫn sử tiền có trọng lượng dao động từ 5,0g đến 2,6g.  Cho dù cổ tiền có là tiền cổ là tiền thời Lê Sơ thì hợp kim tiền là đồng, chì, thiếc, trong đó chì có hàm lượng chì từ 16% đến 48%, trung bình 31% – theo đề tài nghiên cứu phân tích thành phần tiền đồng thời Lê năm 2020 do Ths. Lê Cảnh Lam làm chủ nhiệm đề tài – tư liệu Viện Khảo cổ học) thì thành phần cũng chứa chứa nhiều chì không giống như thành phần của hồng chuông chùa Phổ Quang. Do vậy tiền cổ công đức được dùng để mua nguyên liệu đồng, thiếc nguyên chất để đúc và có thể cả để trả công đúc hay xây dựng gác chuông. (Kèm theo kết quả phân tích quang phổ ICP-MS).

  1. Cấu trúc Patina

Cấu trúc patina 2 tầng xen lẫn giữa màu đỏ của Cu2O và màu đen của CuO tự nhiên tạo ra màu đỏ xám trên bề mặt. Bề mặt chuông lồi lõm tự nhiên, không có dấu hiệu của sự đánh mài của máy mài cơ khí. Do tính chất sử dụng chuông treo trong gác chuông, không bị trôn lấp và không bị mưa nắng nên không tạo rỉ xanh mạnh. Cấu trúc patina của chuông phù hợp với niên đại thời Cảnh Hưng.

  1. Kỹ thuật đúc và chạm khắc, gia công nguội.

Chuông gồm 2 bộ phân: quai chuông và thân chuông. Quai chuông được đúc trước sau đó gắn ngập vào khuôn đúc thân chuông. Không sử dụng phương pháp hàn nối quai vào thân chuông. Đậu rót và đậu hơi nằm trên mặt phẳng của nóc thân chuông. Đây là kỹ thuật đúc truyền thống, không sử dụng máy hàn hiện đại.

Kỹ thuật sửa bavia sử dụng các rũa cầm tay, không sử dụng máy mài đánh bóng. Vết chặt phần đồng thừa ở đậu rót và đậu hơi sử dụng đục để chặt, vết chặt hơi cong vồng bởi nhiều nhát đục, chưa có lưỡi cưa sắt hợp kim hay máy cắt để cắt để cắt phần đồng ở đậu rót, đậu hơi.

Kỹ thuật khắc chữ bằng đục chạm, không sử dụng máy khoan mũi nhỏ để khắc chữ.

  1. Nội dung khắc trên chuông

Đại tự: Phổ Quang thiền tự tạo chú hồng chung 普 光 禅 寺 造 鑄 洪鍾

Dịch nghĩa:

Bài kí trùng tu Phổ Quang thiền tự, thôn Hữu Lân, xã An Việt, huyện Siêu

Loại.

Từng nghe: trời có sấm để cổ động vạn vật, Phật có chuông để giác ngộ

quần mê, đó mới là tác dụng thực sự của chuông vậy. Giả như hiệu lệnh của chốn nhà Phật trước phải có âm thanh của cổ khánh, thời xưa từng có, ngày nay sao có thể không nhìn lại mà xem xét. Bổn chùa Phổ Quang ở thôn Hữu Lân, xã An Việt là danh lam cổ tích, trải qua nhiều sóng gió, chuông đồng bị hư nát khiến chúng sinh lạc vào đường mê lâu ngày khát tiếng kim thanh ngọc chấn. Nay tiểu tăng trú trì bổn tự hiệp cùng người trong thôn, và các xã, huyện, phủ khác thống nhất tạo chú hồng chung vào cuối năm Nhâm Thìn để viên thành phước quả. Danh tính của người phụng cúng kê khai rõ ràng ở phía sau. Kê khai:

Hưng công: Thích tử Sa di ni hiệu Chiếu Tín, trú trì Phổ Quang thiền tự, thôn Tiêu, xã Phù Lưu, huyện Thiên Thi, phủ Khoái Châu, đạo Sơn Nam, đệ tử hiệu Chiếu Thánh, hiệu Diệu Tâm, Sa di ni hiệu Diệu Kim, hiệu Diệu Dần, tự Hải Dung.

Hưng công: những người trong thôn cúng ba quan tiền cổ gồm: Lê Đăng Mai tự Phước Hiên, Nguyễn Đình Trọng tự Phước Thọ, vợ Thị Tèo, thiếp Phùng Thị Phan, Lê Sĩ Ưu tự Phước Lập, vợ Nguyễn Thị Mỗi.

Hội chủ cúng hai quan tiền cổ gồm: Lê Sĩ Liên tự Phước Đạo, vợ Trần Thị Dục, thiếp Mai Thị Tục, Nguyễn Đắc Lộc tự Phước Lương, vợ Lê Thị Tịnh, Nguyễn Công Khoa tự Pháp Khanh, vợ Lê Thị Mã, Nguyễn Tất Trí, vợ Nguyễn Thị Suối, xã trưởng Trần Đăng Châu, vợ Lê Thị Miên, xã trưởng Lê Đăng Soạn, vợ Nguyễn Thị Xuân.

Phụng cúng tùy duyên một quan ngũ mạch đến một quan tiền cổ gồm: Đào Đình Nhẫm, vợ Nguyễn Thị Hãn, Phùng Bá Châu, vợ Nguyễn Thị Diên, Phùng Bá Trọng, vợ Trần Thị Đô, Nguyễn Hữu Chí, vợ Trần Thị Thiêm, Nguyễn Đình Dương tự Pháp Cao, vợ Nguyễn Thị Kiến, Nguyễn Bá Lân tự Phước Nghĩa, vợ Đào Thị Chưng, thiếp Đào Thị Lữ, Nguyễn Đắc Mỹ tự Phước Mãn, vợ Nguyễn Thị Thú, cựu xã trưởng Trần Đình Giai tự Phước Tiến, Đào Công Luân tự Phước Trung, Nguyễn Viết Sát tự Phước Tính, vợ Nguyễn Thị Nghĩ, Nguyễn Tất Ngoạn tự Pháp Thoại, vợ Nguyễn Thị Khiên, Nguyễn Trọng Quế, vợ Lê Thị Bào, Lê Tuấn Tú, vợ Nguyễn Thị Thích, Thân Đình Lăng, vợ Nguyễn Thị Thành, Nguyễn Đình Hòe, vợ Trần Thị Đại, Nguyễn Tiến Mạo, vợ Nguyễn Thị Lỗi, Nguyễn Bá Cơ, vợ Quách Thị Tiếp, Nguyễn Dĩ Triền, vợ Nguyễn Thị Lò, Nguyễn Gia Thành, vợ Đào Thị Liên, Nguyễn Bá Khôi, vợ Phùng Thị Tỉ, Nguyễn Đăng Doanh, vợ Nguyễn Thị Sự, Trần Bá Khánh, vợ Nguyễn Thị Suất, Nguyễn Hữu Điền, vợ Nguyễn Thị Triền, Trần Đình Quốc, vợ Phùng Thị Sở, phụ nhân Trần Thị Tằng, Lê Thị Châu hiệu Diệu Tòng.

Công đức bảy mạch, sáu mạch tiền cổ: Lê Tuấn Thái, vợ Tạ Thị Hy, Lê Sĩ Lộc tự Phước Tồn, vợ Nguyễn Thị Túc, Lê Hữu Trì, vợ Nguyễn Thị Quách, Nguyễn Đăng Quýnh tự Phước Miên, vợ Tạ Thị Đằng, Nguyễn Thế Mỹ tự Phước Niệm, vợ Nguyễn Thị Cốt, Lê Sĩ Tá tự Phước Thiện, vợ Nguyễn Thị Nghĩ, Lê Tuấn Công, vợ Nguyễn Thị Ngưu, Nguyễn Công Thưởng, vợ Trần Thị Duyên, Trần Trang Thụ, vợ Nguyễn Thị Chuy, Nguyễn Đắc Vinh, vợ Lê Thị Tầm, Trần Đình Đệ, vợ Nguyễn Thị. Nguyễn Thị Khí, Tạ Trí Thân, vợ Nguyễn Thị Thử, Trần Bá Tước, Lê Thị Sưu, Nguyễn Tất Trọng, vợ Nguyễn Thị Luyện, Lê Sĩ Đông, vợ Lê Thị Nhật, Lê Sĩ My, vợ Quách Thị Đôi, Trần Bá Thâm, vợ Nguyễn Thị Luân, sinh đồ Lê Sĩ Hiển,

Nguyễn Đắc Khương, vợ Phùng Thị Đãn, phụ nhân Mã Thị Sương hiệu Diệu Trương, Trần Thị Diệc, Phùng Bá Một, vợ Nguyễn Thị Nại đẳng. Những người sau cúng năm mạch gồm: Nguyễn Viết Tài, vợ Nguyễn Thị Ốc, Phùng Bá Khanh tự Phước Tịnh, vợ Đào Thị Chấn, Nguyễn Viết Phú, vợ Nguyễn Thị Tầm, Lê Tuấn Mậu, vợ Trần Thị Tròn, Nguyễn Đình Rộng, vợ Trần Thị Thiện, Lê Sĩ Thích, vợ Nguyễn Thị Trảm, phụ nhân Nguyễn Thị Mỗi hiệu Diệu Tình, Phùng Bá Phái, vợ Đào Thị Khố, Phùng Bá Yêm, vợ Nguyễn Thị Tá, Nguyễn Thị Tị. Những người sau cúng bốn mạch gồm: Nguyễn Đắc Tiên tự Cảnh, Nguyễn Thế Loan, vợ Phùng Thị Thoán, Nguyễn Tất Ứng, vợ Lê Thị Bích, Lê Hữu Mật, thân mẫu Nguyễn Thị Khả, Lê Sĩ Quảng, vợ Nguyễn Thị An. Những người sau cúng ba mạch gồm: Nguyễn Cảnh Thuần tự Phước Quảng, Thân Trí Thành tự Phước Tĩnh, Lê Sĩ Giai tự Phước Hòa, vợ Trần Thị Thu, Đào Đình Quý, Nguyễn Viết Xuân tự Phước Cơ, vợ Nguyễn Thị Khiêm, Quách Văn Xuân, Nguyễn Thế Long, vợ Nguyễn Thị Biển, Nguyễn Viết Tạo, Thân Trí An, vợ Nguyễn Thị Tiệp, Nguyễn Đắc Lộc, vợ Nguyễn Thị Việt, Thân Trí Công, vợ Nguyễn Thị Chuy, Nguyễn Tiến Xưng, vợ Lê Thị Nông, Trần Đình Mai, vợ Thân Thị Mông, Nguyễn Viết Tính, vợ Nguyễn Thị Hán, Nguyễn Viết Diễm, vợ Trần Thị Kí, Lê Tuấn Trung, vợ Lê Thị Thụ, Lê Sĩ Các, vợ Trần Thị Phú, Lê Tuấn Đĩnh, vợ Nguyễn Thị Nộ, Lê Đăng Sĩ, vợ Nguyễn Thị Tập, phụ nhân Vũ Thị Vượng hiệu Pháp Khuông, Hoàng Thị Cưu hiệu Hiếu, Lê Sĩ Kiên, vợ Nguyễn Thị Bang, phụ nhân Nguyễn Thị Ý hiệu Diệu Tĩnh, Đào Thị Thoại hiệu Diệu Bi, Đào Thị Ngự hiệu Diệu Liên, Nguyễn Thị Tốt, Nguyễn Thị Nhân, Nguyễn Thị Diên, Nguyễn Thị Cẩn, Hoàng Công Kiếm, Trần Đình Luân, vợ Nguyễn Thị Tâm.

Phụ nhân Nguyễn Thị Truyền, Nguyễn Thị Dã, Lê Thị Hợp, Trần Danh Quán, vợ Nguyễn Thị Vân, Lê Sĩ Tuấn, Nguyễn Đăng Lân, Lê Tuấn Sâm, vợ Nguyễn Thị Dũng, Tạ Văn Trường, vợ Trần Thị Nhu hiệu Diệu Bạch, cùng quan viên, hương lão trên dưới trong thôn.

Thập phương: xã La Phù, huyện Từ Liêm, Thanh Lâm gồm: Nguyễn Huân Thê tự Phước Huyên, Nguyễn Duy Hòa tự Pháp Trữ, vợ Nguyễn Thị Doãn, Nguyễn Thế Đạt tự Chiếu Trang, vợ Nguyễn Thị Đạt hiệu Diệu Tri, Nguyễn Thị Thốn hiệu Diệu Cần, Nguyễn Thị Hiếu, Nguyễn Đình Duyên, vợ Mai Thị Dẫn, Nguyễn Văn Đăng, vợ Hà Thị Mạo hiệu Diệu Trực. Thanh Lâm huyện, An Lạc xã tín quan  Triệu Thọ hầu Vũ Tráng ở xã An Lạc, huyện Thanh Lâm, thiếp Trần Thị Thìn hai quan tiền cổ. Trần Văn Thế ở xã Bùi Xá, huyện La Sơn, thân mẫu Vũ Thị Dinh. Nguyễn Danh Kính ở xã […], huyện Gia Định, vợ Nguyễn Thị Tích hiệu Diệu Tăng cùng mọi người ở khắp thập phương.

Ngày tốt cuối đông năm Nhâm Thìn, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 33 triều Lê. Trần Văn Trinh tự Phước Quảng, Vũ Đình Đỗ, Phan Văn Nghị, vợ Nguyễn

Thị Cấm, Phạm Quốc Ước, vợ Bùi Thị Giám đẳng. Nguyễn Thị Thập ở xã Thanh Hoài. Bùi Thị Lạc hiệu Diệu Thân ở xã Khương Thọ. Đỗ Đăng Y ở xã Đại Bái một mạch tiền cổ. Nguyễn Văn Mưu, vợ Nguyễn Thị Ngọ sáu mạch. Nguyễn Thị Hạnh hiệu Diệu Nguyên sáu mạch. Nguyễn Thị Tịnh hiệu Diệu Gia xã […], Phạm Thị Lĩnh, […] xã Xuân Dục, huyện […] vợ Nguyễn Thị Thụy.

[…] hiệu Diệu Hòa, Nguyễn Văn Ngạch, Tạ Đình Ôn, tự Phước Trung ở xã Thiên Chung, vợ hiệu Diệu Pháp, Lê Đình Vẫn, Lê Đình Hoàng.

Nguyễn Thị Trường ở Đông Diên hiệu […], Nguyễn Thị […]6, Nguyễn Đình Quang, vợ Nguyễn Thị Hề cúng sáu mạch tiền cổ. Nguyễn Phụ Thế xã Dương Xá năm mạch.

Xã Dương Xá mỗi người cúng ba mạch gồm: Nguyễn Ngọc Hoàn, vợ Nguyễn Thị Luật, Man Thị Xúc hiệu Diệu Luyện, Man Thị Nghĩa hiệu Diệu Tín, Man Thị Nhan, Phạm Nguyễn Quán, thê Man Thị Triệt hiệu Diệu Bằng, Man Thị Vong hiệu Diệu Bằng, Nguyễn Đình Phụng, vợ Đỗ Thị hiệu Diệu Lợi.

Xác minh địa danh những người công đức cho thấy ngoài người trong huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh còn có nhiều người ở huyện khác, tỉnh khác công đức cho thấy chùa cổ nổi tiếng được nhiều người biết đến và công đức. Việc xác minh địa danh cổ cũng là một tiêu chí đánh giá tính chuẩn cổ của chuông bởi lẽ các địa danh ngày nay đã khác thời xưa. Ở  hồng chuông này các địa danh hầu như đều chính xác ngoại trừ một sô trường hợp bị mờ không rõ xã, huyện.

Địa danh chùa Phổ Quang tại thôn Hữu Lân, xã An Việt, huyện Siêu Loại. thì có thể biết huyện Siêu Loại nay là huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (chưa tìm ra thôn, xã). Khi đó chùa Phổ Quang thiền tự đã là một chùa cổ lâu đời.

Ngoài những người trong thôn Hữu Lân, xã An Việt  còn có những người khác công đức có các địa danh sau:

Địa danh thôn Tiêu, xã Phù Lưu, huyện Thiên Thi, phủ Khoái Châu nay là huyên Ân Thi, tỉnh Hưng Yên (chưa tìm ra thôn, xã).

Địa danh xã La phù , huyện Từ Liêm nay là xã La Phù, huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội

Địa danh xã An Lạc, huyện Thanh Lâm trước là xã An Lạc, Tổng Trác Châu, huyện Thanh Lâm nay là thôn Trác Châu, xã An Châu, TP. Hải Dương.

Địa danh xã Bùi Xá huyện La Sơn thuộc xã Bùi Xá, tổng Yên Hồ, huyện La Sơn, phủ Đức Thọ nay là xã Bùi Xá huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Địa danh huyện Gia Định chưa xác định được ở đâu. (Tỉnh Gia Định nay thuộc TP. Hồ Chí Minh được thành lập sau năm 1835 nên không phải là huyện Gia Định ghi khắc trên chuông).

Địa danh xã Thành Hoài nay là thôn Thành Hoài, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Địa danh xã Khương Thọ  chưa xác định được ở đâu.

Địa danh xã Đại Bái nay là xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

Địa danh xã Xuân Dục, huyên […] trên chuông khi khắc người công đức ở cùng huyện Siêu Loại thì chỉ ghi thôn, xã chứ không ghi kèm thêm huyện nữa cho vắn tắt.  Như vậy xã Xuân Dục, huyện […] có thể là xã Xuân Dục, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.

Địa danh xã Dương Xá nay là làng Dương Xá, xã Đức Thắng, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội.

Địa danh xã Thiên Chung chưa xác định được ở đâu.

Địa danh Đông Diên chưa xác định được ở đâu.

Xác minh dòng họ Man công đức tiền đúc chuông. Dòng họ Man là dòng họ có ít người so với các dòng họ phổ biến khác như Trần, Lê, Nguyễn… nhưng có điểm đặc biệt là có dòng họ Man hiện vẫn sống tại làng Mãn Xá, xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Dòng họ Man có gắn với truyền thuyết Phật Mẫu Man Nương được thờ tại đây. 5 người phụ nữ công đức được khắc trên chuông họ Man  gồm có: Man Thị Xúc, Mạn Thị Nghĩa, Man Thị Nhan, Man Thị Triệt, Man Thị Vong. Thêm một thông tin nữa là tại Bảo tàng Văn hóa Phật giáo còn có một chiếc khánh cũng được chúng tôi giám định đợt này đã được đúc vào tháng 2 năm Thiệu trị thứ 4 (1845). Chiếc khánh đúc tại Mãn Xá xã cũng có tên 6 người khác công đức cũng mang họ Man: Man Đình Cẩn, Man Phù, Man Hữu, Man Hậu, Man Thị Mã, Man Thị Khai.

Hồng chuông chùa Phổ Quang có giá trị đặc biệt khi ghi khắc tên những người họ Man  công đức ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh bởi nó góp phần tư liệu minh văn ghi nhận thực sự có mặt một dòng họ Man lâu đời gắn với truyền thuyết lịch sử thờ Phật Mẫu Man Nương cũng như lịch sử phật giáo, chứng minh việc có thiền sư Khâu Đà La đến truyền giáo cho Việt Nam từ thế kỷ 2-3 ở vùng huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh.

Về lịch sử tiền tệ, trên chuông có khắc ghi nhiều công đức với với số lượng vài quan, mạch tiền cổ. Chú ý đến chữ tiền cổ bởi thời bởi khái niệm tiền cổ và tiền sử đã bắt đầu có từ năm 1527-1529 thời Mạc Đăng Dung. Trước đó các vua thời Lê Sơ đều đúc tiền to nặng từ 2,8g đến 5,8g chuẩn mực là 9 phân tức là nặng 3, 37g (cân lạng cổ theo vàng nguyên chất 10 phân là 1 chỉ vàng = 3,75g). Đồng tiền Minh Đức thông bảo của Mạc Đăng Dung chỉ nặng 2,1g tức là gần 6 phân, được gọi là sử tiền hay gián tiền (gián tiền là tiền giảm bớt trọng lượng).  Nhà Nguyễn còn đúc tiền có in chữ thất phân sau lưng tức là nặng sấp xỉ 2,6g. Như vậy sử tiền hay gián tiền là các loại nhẹ dưới 6-7 phân được đúc từ thời kỳ nhà Mạc đến hết thời Nguyễn.  Cổ tiền hay tiền quý là loại tiền đúc nặng 9 phân. Chữ cổ tiền không có nghĩa là niên đại cổ mà là đúc có trọng lượng nặng 9 phân như trọng lượng tiền cổ thời Lê sơ. Do vậy trên chuông khắc loại tiền công đức là cổ tiền để phân biệt với sử tiền là hoàn toàn phù hợp với lịch sử bối cảnh tiền tệ và đúc chuông năm 1773.

Về thư pháp được khắc theo kiểu chữ Nam Khải khác với chữ Trung Quốc. Kiểu chữ Nam Khải hay còn được chúng tôi gọi là dạng chữ chân cải cách, là sự kết hợp giữa hành thư và thảo thư thể hiện qua hình dáng nét chấm trên đầu không thẳng đứng mà phết nghiêng chéo từ trái sang phải (ngẹo đầu), Hai nét phẩy trên đầu không thẳng chéo cân xứng mà có sự uốn mềm. Nét bên trái từ trên trái cong khum vào giữa, nét bên phải cong khum từ trên phải vào giữa. Hai nét phẩy ở dưới chân cũng không thẳng cheo đối xứng bằng nhau mà chân trái co cao, chân phải duỗi thấp đúng theo thư pháp cuối thời Lê Trung Hưng – đầu thời Nguyễn.

Tính tổng số tiền công đức:  Tạm tính trung bình với trường hợp ghi gộp hai mức công đức. Ví dụ: từ một quan ngũ mạch đến một quan thì sẽ tính là 1,25 quan (10 mạch là bằng 1 quan tiền). Trọng lượng đồng của 1 quan tiền cổ = 600 đồng x 3,4g/đồng = 2,04kg

STT Số người công đức Mức tiền công đức (quan tiền) Tổng cộng Quy ra trọng lượng đồng (kg)
1 6 3 18 36,72
2 17 2 34 69,6
3 49 1,25 61,25 124,95
4 42 0,65 27,3 55,692
5 14 0,6 8,4 17,136
6 19 0,5 9,5 19,38
7 8 0,4 3,2 6,528
8 81 0,3 24,3 49,572
9 9 0,2 1,8 3,672
10 2 0,1 0,2 0,408
Tổng 247   187,95 383,418

Tổng số có 247 người công đức thu được 187,95 quan tiền tương ứng xấp xỉ 383 kg đồng. Số lượng tiền này hợp lý để đúc quả chuông có kích thước cao 101cm, đường kính đáy 46cm và cả tiền xây gác chuông. 10 mức tiền công đức từ 3 quan tiền cổ đến 0,1 quan tiền cổ trong đó có các mức được nhiều người ủng hộ nhất là 81 người công đức 0,3 quan, 49 người công đức 1,25 quan, 42 người công đức 0,67 quan, tổng là 172 người chiếm 172/247 = 69.63% số người công đức. Có thể chia mức công đức thành 3 hạng. Hạng cao từ 1 quan tiền đến 3 quan có đa số (49 người)  công đức 1,25 quan. Hạng trung bình từ 0,6 đến 0,7 quan có 42 người. Hạng thấp từ 0,6 đến 0,1 quan, trung bình là 0,3 quan có 81 người.

Những số liệu thống kê không nhằm khen hay chê việc công đức nhiều hay ít bởi hoàn cảnh kinh tế mỗi người mỗi khác. Tinh thần hướng đến Phật thì dù một vài đồng giọt dầu cũng rất đáng quý. Chúng tôi thống kê số liệu ở đây để thấy giá trị của chuông như một bản ghi chép cho thấy tình hình kinh tế xã hội năm 1773 của nhân dân ở huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh và các vùng xung quanh.

III. Kết Luận

Hồng chuông chùa Phổ Quang được đúc tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh có niên đại đúc vào cuối mùa đông năm Cảnh Hưng thứ 33 (1773) là chuẩn đồ cổ.

Nội dung có giá trị đặc biệt khi khi khắc tên những người công đức họ Man. Hiện tượng chỉ có cá nhân công đức mà chưa có tổ chức công đức  như hội các già đi chùa, hội hương lão là một lưu ý góp phần nhìn nhận, đánh giá giai đoạn lịch sử phật giáo tại địa phương chưa hình thành hoặc gắn kết các tổ chức xã hội xung quanh tại thời điểm năm 1773 ở khu vực. Giá trị tiền đóng góp được ghi chi tiết cụ thể là một dữ liệu quý giá để từ đó có thể đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội khi được dùng để so sánh với các dữ liệu ghi trên các chuống, khánh, bia khác ở các địa phương khác, thời kỳ khác .