Thành phần hợp kim tiền kim loại thời Tây Sơn – Nguyễn – Pháp thuộc

0
210

I. Giới thiệu

1. Mục tiêu.

Tiếp nối đề tài nghiên cứu phân tích thành phần hợp kim tiền đồng chính triều thời Lê, nghiên cứu này phân tích 46 đồng tiền đồng chính triều thời Nguyễn để nghiên cứu kỹ thuật luyện kim cổ, tạo dữ liệu về hợp kim để phân chia các giai đoạn pha chế hợp kim đồng và niên đại sản xuất ra các loại kim loại muộn như kẽm, niken, nhôm, magiê.

2. Ý nghĩa.

  • Ứng dụng kết quả phân chia giai đoạn hợp kim để giám định niên đại tiền không chính triều nói riêng và hiện vật đồng nói chung. Không chỉ xác định niên đại cho những hiện vật đồng được Khảo cổ học khai quật mà còn là công cụ để giám định đồ đồng cổ thật hay mới đúc để công việc sưu tầm hiện vật đồng tại các bảo tàng và các sưu tập tư nhân có tính chính xác khoa học hơn và cũng là cơ sở khoa học để chống việc buôn bán cổ vật ra nước ngoài trái phép.
  • Làm cơ sở để mở rộng nghiên cứu về giá trị tiền tệ, thương mại cổ. Tiền là một vật trung gian để trao đổi hàng hóa bởi vật giá trị thực của đồng tiền dựa trên giá trị của cấu thành thừ các nguyên liệu kim loại, trọng lượng và công đúc. Những tính toán chi tiết về hàm lượng thành phần và trọng lượng tiền có thể xác định được giá trị thực của đồng tiền để từ đó đánh giá được tình hình kinh tế phát triển hay lạm phát.
  • Làm cơ sở để mở rộng nghiên cứu về khai thác mỏ quặng và luyện kim cổ.
  • Làm cơ sở để so sánh về tiến bộ kỹ thuật luyện kim so với các nước trong khu vực và quốc tế.

II. Kết quả phân tích thành phần hợp kim

Chúng tôi phân tích 46 đồng tiền kim loại bằng phương pháp XRF và phân tích lặp lại để so sánh độ chính xác 5 mẫu bằng phương pháp ICP-MS.  Kết quả thu được như sau:

Ký hiệu Tên loại tiền Niên hiệu Niên đại Cu (%) Pb (%) Sn (%) Zn (%) Fe (%) Ni (%) Al (%) Mg (%)
21.ST.ĐPL.01 Thái Đức thông bảo Thái Đức 1778-1788 53.26 24.22 11.57 8.62 0.86    
21.ST.ĐPL.02 Thái Đức thông bảo Thái Đức 1778-1788 59.75 29.60 8.62 0.85 0.78    
21.ST.ĐPL.03 Thái Đức thông bảo Thái Đức 1778-1788 80.29 10.83 5.53 1.14 1.31    
21.ST.ĐPL.04 MInh Đức thôngbảo Minh Đức 1787 66.40 21.91 6.14 4.81 0.55    
21.ST.ĐPL.06 Quang Trung thông bảo Quang Trung 1788-1792 72.64 2.82 14.20 8.61 0.35 0.02    
21.ST.ĐPL.07 Quang Trung thông bảo Quang Trung 1788-1792 62.88 7.72 0.13 25.06 2.92    
21.ST.ĐPL.08 Quang Trung thông bảo Quang Trung 1789 58.49 19.74 0.23 12.67 5.09 0.04    
21.ST.ĐPL.09 Quang Trung đại bảo Quang Trung 1791-1792 62.25 9.85 0.12 25.22 1.47 0.03    
21.ST.ĐPL.10 Cảnh Thịnh thông bảo Cảnh Thịnh 1793-1801 47.65 6.31 0.15 44.82 0.97    
*21.ST.ĐPL.10 Cảnh Thịnh thông bảo Cảnh Thịnh 1793-1801 45.93 2.36 0.09 50.27 0.75 0.04 0.01 0.01
21.ST.ĐPL.11 Gia Long thông bảo Gia Long 1804-1810 58.37 5.51 0.13 29.70 2.72 0.36    
21.ST.ĐPL.13 Gia Long thông bảo Gia Long 1816-1819 57.63 4.45 0.18 37.59 0.43    
21.ST.ĐPL.14 Gia Long thông bảo Gia Long 1827 59.43 4.45 0.17 32.07 0.73 0.05    
21.ST.ĐPL.15 Minh Mạng thông bảo Minh Mạng 1820-1825 71.18 2.87 0.95 22.01 1.13 0.09    
21.ST.ĐPL.16 Minh Mạng thông bảo Minh Mạng 1822-1840 77.42 3.16 0.15 15.86 1.63 0.01    
21.ST.ĐPL.17 Minh Mạng thông bảo Minh Mạng 1822-1840 64.97 9.31 0.43 20.90 1.72 0.05    
21.ST.ĐPL.21 Thiệu Trị thông bảo Thiệu Trị 1841-1847 70.71 6.75 1.36 21.06    
21.ST.ĐPL.23 Tự Đực thông bảo Tự Đức 1856-1883 64.84 4.52 0.34 29.55 0.65    
21.ST.ĐPL.26 Tự Đực thông bảo Tự Đức 1868-1883 70.41 1.22 0.33 27.06    
21.ST.ĐPL.27 Tự Đực thông bảo Tự Đức 1868-1883 51.31 1.74 0.72 45.61 0.46    
21.ST.ĐPL.28 Đồng Khánh thông bảo Đồng Khánh 1887-1888 71.95 6.45 0.18 21.29 0.02    
21.ST.ĐPL.29 Thành Thái thông bảo Thành Thái 1900-1907 79.02 1.97 0.29 17.04 0.58 0.09    
21.ST.ĐPL.30 Duy Tân thông bảo Thành Thái 1907-1916 72.45 14.35 1.59 10.02 0.63 0.04    
21.ST.ĐPL.31 Khải Định Thông Bảo Khải Định 1916 82.74 1.56 1.57 4.78 0.01    
21.ST.ĐPL.32 Khải Định Thông Bảo Khải Định 1916-1925 67.14 0.04 0.03 32.58 0.06    
*21.ST.ĐPL.32 Khải Định Thông Bảo Khải Định 1916-1925 67.18 1.07 32.42 0.08 0.02 0.01 0.01
21.ST.ĐPL.33 Bảo Đại Thông Bảo Bảo Đại 1926-1945 66.69 24.21 3.10 5.20 0.47 0.01    
21.ST.ĐPL.34 Bảo Đại Thông Bảo Bảo Đại 1933-1945 73.12 26.72 0.02    
21.ST.ĐPL.36 Bách phân chi nhất Nam kỳ 1888 95.56 0.21 3.17 0.99 0.07    
21.ST.ĐPL.35 Đương nhị Nam kỳ 1899 92.81 3.07 1.16 0.73 0.30    
21.ST.ĐPL.37 Bách phân chi nhất Đông Dương 1897 94.48 0.70 2,81 0.68 0.41 0.07    
21.ST.ĐPL.39 Bách phân chi nhất Đông Dương 1917 90.86 3.11 2.50 0.98 2.24 0.30    
21.ST.ĐPL.40 Bách phân chi nhất Đông Dương 1938 95.28 2.43 1.34 0.11    
*21.ST.ĐPL.40 Bách phân chi nhất Đông Dương 1938 93.17 4.92 1.44 0.07 0.15 0.01 0.01
21.ST.ĐPL.05 MInh Đức thông bảo Minh Đức 1787 0.34 98.92 0.55    
21.ST.ĐPL.12 Gia Long thông bảo Gia Long 1813-1814 0.13 0.23 98.91 0.41    
21.ST.ĐPL.18 Minh Mạng thông bảo Minh Mạng 1820-1840 0.02 0.59 99.12    
21.ST.ĐPL.19 Minh Mạng thông bảo Minh Mạng 1820-1840 0.27 98.68 0.63    
*21.ST.ĐPL.19 Minh Mạng thông bảo Minh Mạng 1820-1840 0.06 0.21 98.24 0.79 0.02 0.01
21.ST.ĐPL.20 Minh Mạng thông bảo Minh Mạng 1820-1840 0.10 0.37 98.68 0.51    
21.ST.ĐPL.22 Thiệu Trị thông bảo Thiệu Trị 1841-1847 0.29 98.79 0.66    
21.ST.ĐPL.24 Tự Đực thông bảo Tự Đức 1856-1883 0.31 98.44 0.22    
21.ST.ĐPL.25 Tự Đực thông bảo Tự Đức 1856-1883 0.23 98.98 0.48    
*21.ST.ĐPL.25 Tự Đực thông bảo Tự Đức 1856-1883 0.02 0.36 98.13 0.51 0.01  
21.ST.ĐPL.46 Lục Bách phân chi nhất Đông Dương 1905 0.23 1.44 97.30 0.45    
21.ST.ĐPL.41 1/2 Cent Đông Dương 1935 0.16 1.65 97.5 0.38    
21.ST.ĐPL.38 1 Cent Đông Dương 1941 1.21 98.51    
21.ST.ĐPL.42 5 Cent Đông Dương 1925 78.02 0.08 21.87    
21.ST.ĐPL.43 1  Piastre Đông Dương 1947 73.4 0.03 0.05 0.64 25.53    
21.ST.ĐPL.44 1 Cent Đông Dương 1943 0.06 1.00 1.27 97.67  
21.ST.ĐPL.45 20 Cent Đông Dương 1945 0.01 0.11 0.40 96.62 2.85

Ghi chú: * : Mẫu được phân tích bằng phương pháp ICP-MS để kiểm tra so sánh độ chính xác  với phương pháp XRF.

Dựa vào kết quả phân tích thành phần trên và kết hợp với những kết quả nghiên cứu trước đây về thành phần hợp kim đồ đồng thời tiền sử Gò Mun, Đồng Đậu, Đống Sơn, tiền đồng thời Lê, chúng tôi chia tiền từ thời Tây Sơn đến thời Nguyễn bắt đầu từ giai đoạn 4 đến giai đoạn 7 gồm các giai đoạn hợp kim như sau:

Giai đoạn 1: đồng đỏ (thời đại đồng đỏ – vùng Lưỡng Hà) có niên đại khoảng thiên niên kỷ V trước Công nguyên.

Giai đoạn 2: Đồng – thiếc (thời đại đồng thau, văn hóa Đồng Đậu – Gò Mun) khoảng 3500 đến 2500 năm cách ngày nay.

Giai đoạn 3: Đồng – chì – thiếc (bắt đầu từ thời đại Đông Sơn- khoảng 2500 năm kéo dài đến năm 1577).

Giai đoạn 4: Hơp kim 4 thành phần Cu-Pb-Sn-Zn. Đây là hợp kim được đúc lại từ những đồ đồng cũ có từ trước năm 1720. Tiêu biểu cho dạng hợp kim này có Đồng Thái Đức Thông Bảo  (1778-1788) ký hiệu 21.ĐPL.01 có thành phần Cu 52,36%, Pb 24,22%, Sn 11,57%, Zn 8,62%; Minh Đức thông bảo (1787) ký hiệu 21.ĐPL.04 Cu 66,40%, Pb 21,91%, Sn 6,14%, Zn 4,81%. Quang Trung thông bảo (1788-1792) ký hiệu 21.ĐPL.06 Cu 72,64%, Pb 2,82%, Sn14,20%, Zn 8,61%.

Giai đoạn 5: Hợp kim 3 thành phần Cu-Zn-Pb. Dạng hợp kim này bắt đầu có từ khoảng năm 1720- 1729. Những đồng tiền được đúc từ các kim loại nguyên chất mới sản xuất pha vào nhau. Hợp kim này hoàn toàn không pha thiếc vào hợp kim. Kim loại thiếc chỉ khoảng 0,2% là tạp chất của kẽm nguyên chất. Kẽm nguyên chất còn được dùng để đúc tiền kẽm và được sử chép từ thời chúa Nguyễn Phúc Loan đã nhập kẽm từ Hà Lan từ năm 1746.  Trong nghiên này dạng hợp kim này kéo dài đến tân thời vua Bảo Đại (1933-1945). Tiêu biểu cho dạng hợp kim này có đồng Quang Trung thông bảo (1788-1792) ký hiệu 21.ĐPL.07 có thành phần Cu 62,88%, Pb 7,72%, Zn 25,05%. Tự Đức thông bảo (1856-1883) ký hiệu 21.ĐPL.23 Cu 64,84%, Pb 4,52%, Zn 29,55%. Thành Thái thông bảo (1990-1907) ký hiệu 21.ĐPL.29 Cu 79,02%, Pb 1,97%, Zn 17,04%.

Giai đoạn 6:  Có 2 dạng hợp kim đồng cán rập bronze  (Cu-Sn-Zn) và brass (Cu-Zn). Loại hợp kim bronze được Pháp rập tiền còn loại brass được vua Khải Định và Bảo Đại rập tiền. Niên đại hợp kim bronze kéo dài từ 1888 đến 1954. Niên đại hợp kim brass từ thời vua Khải Định khoảng (1916-1925) đến 1945 và còn kéo dài đến nay. Chúng tôi không tách hơp kim tiền bronze của Pháp  và brass của vua Khải Định thành 2 giai đoạn cho dù về mặt niên đại tiền hợp kim bronze có từ 1888 còn tiền hợp kim brass có từ năm 1916, nghia là chênh nhau khoảng 38 năm. Lý do vì có thể ở những loại hình hiện vật khác tiền có thể 2 loại hợp kim này sẽ có niên đại tương đương nhau và thời gian này kim loại kẽm đã được sản xuất tinh chế ở quy mô công nghiệp, có thể nhập khẩu được.

Hợp kim bronze (Cu-Sn-Zn) rập tại Pháp có một số đồng tiêu biểu như sau: Bách phân chi nhất (1888) ký hiệu 21.ĐPL.36 Cu 95,56%, Sn 3,17%, Zn 0,99%, Đương nhị (1899) ký hiệu 21.ĐPL.35 Cu 92,81%, Sn 3,07, Zn 1,16. Bách phân chi nhất (1938) ký hiệu 21.ĐPL.40 Cu 95,28%, Sn 2,43%, Zn 1,34%.

Hợp kim brass (Cu- Zn) rập tại Việt Nam có đồng Khải Định thông bảo (1916-1925) ký hiệu 21.ĐPL.32 có thành phần Cu 67,14%, Zn 32,58%. Đồng Bảo Đại thông bảo (1933-1945) ký hiệu 21.ĐPL.34 có thành phần Cu 73,12%, Zn 26,72%.

Giai đoạn 7: Hợp kim đồng bạch (Cu-Ni). Đồng Bạch được Pháp dùng đúc tiền sớm nhất vào năm 1923. Đây là mốc thời gian cho thấy niken đã được khai khoáng ở quy mô công nghiệp số lượng lớn. niken đã không còn quý hiếm ngang bạc như ở thời nhà Thanh ở Trung Quốc sản xuất. Giờ đây niken đã phổ biến và được sử dụng như một kim loại màu và được sử dụng để đúc tiền tiêu thông thường. Tiêu biểu có đồng 5 Cent (1925) ký hiệu 21.ĐPL.42 có thành phần Cu 78,02%, Ni 21,87%. Đồng 1 Piastre (1947) ký hiệu 21.ĐPL.43 có thành phần Cu 73,4%- Ni 25,53%.

So với loại đồng bạch của nhà Thanh sản xuất thế kỷ 18-19 Cu 40-50%, niken 5-15%, Zn 35-45%, Fe 1-2% thì loại đồng bạch do Pháp sản xuất có thành phần khác hẳn.

Trong các hiện vật phân tích chúng tôi có phân tích 1 đồng Quang Trung thông bảo (1788-1792) có ký hiệu 21.ĐPL.06 có thành phần Cu 72,64%, Pb 2,84%, Sn14,2%, Zn 8,61%, Hợp kim không có niken. Tuy nhiên từ trong cốt lẫn bên ngoài lại có màu trắng xám khác với các loại đồng có màu vàng. Mức độ rỉ cũng bị rỉ nhẹ hơn so với các loại tiền cổ có cùng khung niên đại tìm được ở các nhà sưu tầm. Màu trắng chưa tới mức trắng như bạc hay trắng như đồng bạch (Cu-Ni) của tiền Pháp rập.

Kim loại nhôm và Magiê: kim loại nhôm được tinh luyện đến mức 96%-97% lần đầu tiên xuất hiện trên loại hình hiện vật mà ta biết niên đại là năm 1943. Mg được pha chế vào hợp kim nhôm năm 1945. Nhôm được sử dụng để rập tiền. Tiêu biểu có đồng 1Cent (1943) ký hiệu 21.ĐPL.44. có thành phần Al 97,67%, Zn 1%, Fe 1,27%. Đồng 20 Cent (1945) ký hiệu 21.ĐPL.45 có thành phần Al 96,62%, Mg 2,85%.

Kim loại kẽm nguyên chất: Kẽm nguyên chất được nhập khẩu Hà Lan từ thời chứa Nguyễn Phúc Khoát năm 1746 đến khi Pháp xây dựng nhà máy sản xuất kẽm ở Việt Nam. Niên đại kẽm sản xuất tại Việt Nam vào năm 1905 khi Pháp sử dụng kẽm khai khoáng tại Việt Nam và rập tiền kẽm có Lục bách phân chi nhất Protectorat du Tokin -1905. (rập tại bắc kỳ năm 1905).

Loại kẽm nhập khẩu để đúc tiền từ năm 1787 đến 1883 có độ tinh khiết cao hơn là kẽm sản xuất trong nước. Kẽm nhập khẩu có độ tinh khiết 98-99% thường lẫn chì (Pb) khoảng 0,2%-0,3%. Kẽm sản xuất trong nước từ năm 1905 đến 1941 có độ tinh khiết 97-98% thường chứa chì (Pb) khoảng 1,2%- 1,6%.

Tài liệu tham khảo

  1. Đỗ Văn Ninh, Tiền Cổ Việt Nam, nhà xuất bản Khoa học xã Hội, 1992, trang 14-15.
  2. Phạm Quốc Quân, Nguyễn Đình Chiến, Nguyễn Quốc Bình, Hùng Bảo Khang, Tền kim loại Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, 2005, trang 42-47.
  3. Lê Triều Chiếu Lệnh Thiện Chính– quyển 2, trang 149.
  4. Lê Triều Chiếu Lệnh Thiện Chính– quyển 2, trang 153.
  5. Nguyễn Xuân Mạnh (1991), Suy nghĩ về axenic trong hợp kim đồng thau cổ Việt Nam, Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1991, Tr 110 -111.
  6. Hà Văn Tấn, Hoàng Văn Khoán (1971), Luyện kim và chế tác kim loại thời Hùng Vương, Tạp chí khảo cổ học, số 9-10, 1971, Tr 75-80
  7. Trịnh Sinh (1996), Qua những lần thực nghiệm đúc trống đồng, Tạp chí Khảo cổ học số 2,Tr 42- 52.
  8. Trịnh Sinh (1990), Phân tích quang phổ hiện vật đồng ở văn hóa Đồng Đậu và Gò Mun, Tạp chí khảo cổ học, số 4, 1990, Tr 49-59.
  9. Trịnh Sinh (1989), Hợp kim có chì- Vua Hùng và văn hóa Đông Sơn, Tạp chí Khảo cổ học số 2, Tr 43-50.
  10. Deb (chủ biên), Ancient mining and metallurgy in Rajasthan, S. M. Gandhi, chương 2 trong Crustal Evolution and Metallogeny in the Northwestern Indian Shield: A Festschrift for Asoke Mookherjee,), Alpha Science Int’l Ltd., 2000, ISBN 1-84265-001-7., trang 46.
  11. Lê Quý Đôn – Phủ Biên Tạp lục, quyển 4 trang 44.
  12. Keilth Pinn, Paktong. The Chineses alloy in Europe 1680-1820, trang 60.
  13. Sir Thomas Dick Lauder, Observation on the Tutenag and White copper of China, Edinburgh Philosophical Journal, quyển 8, 1823, từ 10/1822 đến 4/1823.
  14. Normandy-A. The commercial hand book of chemical analysis, trang 242.
  15. Lục Đức Thuận, Võ Quốc kỳ. Tiền cổ Việt Nam không do triều đình đúc, 2017, trang 47.
  16. Phạm Quốc Quân, Nguyễn Đình Chiến, Nguyễn Quốc Binh, Hùng Bảo Khang (2005), Tiền kim loại Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Trang 302-303.
  17. https://nguyenhaionline.com/blog/chu-trung-quoc-khai-le-hanh-thao-trien-la-gi.aspx
  18. Phạm Quốc Quân, Nguyễn Đình Chiến, Nguyễn Quốc Bình, Hùng Bảo Khang, Tiền kim loại Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, 2005, trang 258.
  19. Đại Việt sử ký toàn thư, Tập IV, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1973, trang 121.
  20. Lục Đức Thuận, Võ Quốc Kỳ, Tiền cổ Việt Nam không do triều đình đúc, trang 26.
  21. Đại Việt sử ký toàn thư– quyển 2, trang 109.
  22. Đại Việt sử ký toàn thư– quyển 2, trang 110.
  23. Tạ Chí Đại Trường, Những bài dã sử, trang 357.

Lê Cảnh Lam, Nguyễn Quang Miên, Lê Hải Đăng. Báo cáo đề tài Phân tích thành phần hợp kim tiền đồng cổ chính triều thời Lê, năm 2020, Tư liệu lưu trữ thư viện Viện Khảo cổ học.