*Th.Lê Cảnh Lam, TS.Trần Quý Thịnh, TS. Lê Hải Đăng
*: Viện Khảo cổ học
Trống được anh Nguyễn Tiến Sỹ, cư trú tại 295 Dương Đình Nghệ, TP Đà Nẵng sưu tầm vào tháng 3 năm 2018 từ một người dân đào tại Eakar Đăk Lăk năm 2017.
Trống đồng thuộc loại 1 Heger, theo phân loại của cacs nhà khoa học Việt Nam thì xếp vào loại trống đồng Đông sơn loại 1A, có 2 cặp quai, chiều cao 66,5 cm. Đường kính mặt 81,5 cm, vị trí rộng nhất là tang trống: đường kính 88 cm. Khoảng cách giữa 2 tai của 1 cặp là 32 cm, từ cặp tai này đến cặp tai kia là 70 cm. Trong 2 cặp tai thì có 1 cặp tai bị thiếu 1 quai và 1 tai bị gãy nhưng được gắn lại. Trống còn hoàn chính nguyên dáng, có 1 lỗ thủng trên tang, 1 lỗ thủng ở thân và 1 vết rách ở chân chống.
Hoa văn trang trí:
Thân trống chia làm 3 phần: Chân, thân và tang.
– Chân chống không trang trí hoa văn, thân trống trang trí thành 6 ô chim bay được ngăn cách bởi mảng hoa văn tam giác kết hợp với đường tròn tiếp tuyến, dưới chân của mảng chim bay là dải hoa văn tam giác và đường tròn tiếp tuyến, tang trống có 6 mảng hoa văn trang trí thuyền, có thủy quái dẫn đầu thuyền và chim hạc đứng ở đuôi thuyền, trên thuyền trang trí cảnh người múa nhảy, hát và chim bay, phía trên mảng trang trí thuyền giáp với mặt trống là bang hoa văn tam giác kết hợp với đường tròn tiếp tuyến.
– Quai trống trang trí hình dải hạt thóc chạy dọc quai.
– Mặt trống:
Từ trong ra ngoài được trang trí như sau: Giữa tâm là ngôi sao 12 cánh, từ tâm đến hết cánh ngôi sao là 8cm, ở các phần lõm của tia ngôi sao là lông công, tiếp đến là băng hoa văn hình học, hình bình hành 1,5cm và đường tròn tiếp tuyến 1,5 cm, băng hoa văn tam giác 1 cm, băng hoa văn khắc vạch chéo nhau gập hình gấp khúc 3cm. Băng người nhảy múa và khênh trọng gồm 2 đoàn người nhảy múa 5,5 cm. Băng chim bay 3cm. Băng chim hạc 3,5 cm. Băng tam giác 1,5 cm. 2 băng đường tròn tiếp tuyến 3cm. Băng tam giác và 2 viền gách chép 2 cm. Viền tang: 4cm phẳng và có 6 vết đậu rót đậu hơi phân bố đều đối xứng dài 6cm, rộng 1 cm.
Dấu vết kỹ thuật đúc:
Ghép mang:
Trống gồm 3 mang, 2 mang thân và 1 mang trên mặt, quai được đúc liền trên thân.
Dấu vết con kê:
– Thân trống gồm có 4 hàng con kê:
+ Hàng thứ 1 ở chân trống gồm 14 dấu con kê hình chữ nhật, kích thước khoảng 1-1,2cm nằm cách nhau 16-17 cm, hàng này nằm cách đế 10cm.
+ Hàng thứ 2 nằm ở băng hoa văn đường tròn tiếp tuyến cách chân 23-24cm, gồm 12 dấu con kê cách nhau 14-15 cm.
+ Hàng thứ 3 nằm cách chân đế 47cm, phía dưới dải băng thuyền của tang trống gồm 14 dấu con kê hình chữ nhật, nằm cách nhau 16-18cm.
+ Hàng thứ 4 cách chân 60 cm, cách mặt 6 cm nằm trên băng hoa văn đường tròn tiếp tuyến gồm 16 con kê hình chữ nhật, cách nhau 15-16cm.
– Mặt trống gồm 3 hàng con kê tính từ ngoài vào trong như sau:
+ Hàng thứ 1 cách rìa mép trống 3cm bao gồm 28 con kê, mỗi con cách nhau 8cm.
+ Hàng thứ 2, ở băng chim bay cách mép trống 15cm có 10 con kê, cách nhau 16-17cm.
+ Hàng thứ 3, cách mép trống 29 cm, cách tâm trống 12cm nằm trên băng đường tròn tiếp tuyến, 6 con kê cách nhau 11-12 cm.
Xét về mặt con kê thì đây là chiếc trống có mật độ kê thưa và đều đặn, thể hiện sự lành nghề của người thợ điêu luyện.
Xem thêm chi tiết tại: https://docs.google.com/document/d/10xBsak_8tKvsTssHuF2ph8HHRh1RES31/edit?usp=sharing&ouid=113511457597131764762&rtpof=true&sd=true