Silicon là chất phủ bóng giúp tóc suôn mượt, có ưu điểm là không tạo môi trường cho nấm phát triển nhưng có nhược điểm là vật liệu vô cơ có độ cứng, uốn, co giãn không tương đồng với lực uốn cong của cấu trúc hữu cơ sợi tóc.
1. Nếu dầu gội làm từ chất hoạt động mạnh thì nó sẽ lấy đi chất giữ ẩm tự nhiên của sợi tóc tạo thành các lớp sừng sếp vẩy bị trống. Khi gội silicon sẽ điền vào khoảng trống đó. Mặc dù điền đầy khe trống giúp tóc suôn nhưng do không tương đồng về tính cơ lý giữa vô vơ và hữu cơ nên khi sợi tóc tung bay, uốn thì hạt silicon trong khe lại như cục xi măng chêm kích làm sợi tóc dễ gẫy rụng.
2. Nếu dầu gội làm từ chất hoạt động êm dịu thì sẽ hạn chế tẩy lớp protein kết dính các lớp sừng của sợi tóc. Khi đó sẽ không làm trống khe các lớp sừng. Lúc đó dùng thành phần silicon chỉ phủ bề ngoài chứ không chèn như cục nêm nên không làm gẫy rụng tóc.
Dầu nền thực vật như dầu dừa, hạnh nhân, oliu… có ưu điểm là hữu cơ có tính cơ lý về độ cứng, độ uốn tương đồng với keo protein của sợi tóc nhưng có nhược điểm là môi trường dễ tạo nấm, gầu trên da đầu nếu không xả kỹ.
Do có tính tương đồng cơ lý nên dầu thực vật khi đưa vào dầu gội sẽ mang tính phục hồi sợi tóc nhưng phải xả kỹ, nhiều nước và tốt nhất là nước ấm để loại lượng dư bám trên da đầu. Việc xả kỹ như nào là đủ tùy thuộc vào kinh nghiệm, tùy thuộc độ ấm của nước, lượng nước dùng, lượng dầu gội. Do vậy kinh nghiệm xả mà 3 ngày không thấy ngứa, không thấy gầu là đạt yêu cầu về xả kỹ.
3. Cảm giác về độ mềm mượt giữa dầu gội silicon và dầu thực vật.
Dầu silicon có ưu điểm là suôn mượt dễ chải ngay khi tóc ướt nhưng khi tóc khô thì sợi tóc nặng, da đầu hơi bí.
Dầu thực vật có nhược điểm tóc rít khó chải khi tóc ướt nhưng nếu sấy tóc khô và chải thì vẫn suôn. Khi tóc khô sợi tóc mềm, nhẹ, mượt và da đầu thoáng.