*Ths. Lê Cảnh Lam, *PGS.TS. Tống Trung Tín. *TS. Hà Văn Cẩn.
*:Viện Khảo cổ học
I. Giới thiệu mẫu
Tại hố khai quật năm 2018 ở điện Kính Thiên (Hoàng Thành Thăng Long), chúng tôi phát hiện được một số cột và gỗ sơn son thếp vàng có các khớp mộng và trạm khắc hoa văn vân mây thuộc kết cấu bộ mái theo kiểu đấu củng.
Trên các xà gỗ có các vết khớp mộng to và cách gần nhau. Mặt ngoài gỗ có sơn, màu chủ đạo là màu son đỏ, một số chỗ có màu vàng. Có vị trị có lớp lót màu trắng. Đặc biệt là các vị trí đường chỉ của hoa văn có thếp vàng.
Để làm rõ hơn về chất liệu sơn son thếp vàng, chúng tôi đã lựa chọn 2 mẫu xà gỗ để tiến hành nghiên cứu phân tích xét nghiệm.
Mẫu: 18.ĐKT.Go.07:
Kết cấu xà ngang gỗ của bộ mái theo kết cấu đấu củng
- Kích thước: dài 131cm, rộng 13,7cm, dày 11cm. Đục 5 khớp mộng chạy dọc chiều dài kết cấu.
- Riêng 2 lớp mộng ở 2 đầu cấu kiện thì đục cả mặt trên và mặt dưới.
- 05 khớp mộng mặt bụng rộng 8,5cm, sâu 6,5cm. 2 vết mộng mặt lưng ở 2 đầu rộng 10cm, sâu 2,5cm. Trên mặt lưng ở chĩnh giưa có một lỗ mộng vuông 4cm sau 2,5cm để liên kết với phần mặt trên.
Với kết cấu này cho thấy sự vững chắc, chịu tải lớn và chịu cả sự rung lắc. Nó có thể là một cấu kiện xà ngang chịu lực của một mái nhà
Sơn phủ bề mặt
Bao gồm 3 lớp + thếp vân đường chỉ vàng: trong cùng là lớp 1 là sơn bả mài nhẵn được trộn nhựa sơn với bột màu trắng để tạo lớp bả phẳng. Lớp 2 là sơn lót sơn màu đỏ được trộn nhựa sơn với chất độn cao lanh và bột màu đỏ nâu. Lớp 3 ngoài cùng là lớp sơn màu vàng được trộn nhựa sơn và bột màu vàng.
Kết cấu khung gỗ
- Kích thước dài 225cm, mặt lưng phẳng, mặt bụng cong, 1 đầu rộng dầy 12cm, ở giữa dày 5cm, đầu kia dày 13,5cm. trên mặt lưng có soi rãnh rộng 2,5cm, sâu 2,5cm để gép mộng ván quây thưng vách kết cấu.
- Trên rãnh có một lỗ mộng vuông rộng 3,5cm, dài 5cm, sâu 2,5cm để tạo thanh khung giữ vách quây.
- Mặt dưới của khung còn 7 chốt mộng, trong đó có 4 mộng 2 đầu tạo thành 2 cắp mộng gần nhau, còn lại là 3 mộng cách đều nhau ở giữa.
- Mặt trong của cấu kiện có chỗ có sơn có chỗ không sơn khi bị che khuất.
- Kết cấu này có khả năng là khung có soi hèm để gép các ván gỗ.
Sơn phủ bề mặt
- Có 3 lớp: lớp trong cùng là màu trắng lớp giữa màu sơn đỏ sẫm, lớp ngoài là màu đỏ son. (ảnh 4).
II. Kết quả phân tích thành phần sơn son thếp vàng
- Nhựa sơn
- Chất kết dính polyme: Chúng tôi tiến hành phương pháp phân tích quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourie (FTIR- Fourier-transform infrared spectroscopy) 2 mẫu sơn 18.ĐKT.Go.07 (hình 1), 18.ĐKT.Go.11 (hình 2) và so sánh với kết quả nghiên cứu phân tích sơn mài mộ vua Càn Long (hình 3) của nhóm tác giả Xinying Hao và những người khác [1].
Nhận dạng phổ FTIR cho thấy 2 mẫu sơn khia quật ở Điện Kính Thiên hoàn toàn giống nhau chứng tỏ 2 cấu kiện thuộc cùng 1 bộ kết cấu được sơn cùng nhau. Các đỉnh nhóm chức hóa học 3416 cm-1 của –OH, đỉnh 2926, 2919 của nhóm -CH3, đỉnh 2854, 2851 của nhóm –CH2, đỉnh 1006, 1025 của nhóm –CO. Các đỉnh này chứa các nhóm chức đặc trưng của nhựa cây sơn ta. Khi so sánh phổ FTIR với hình 3, chúng ta nhận ra các đỉnh này đều xuất hiện và có cùng dạng phổ với nghiên cứu về sơn mài.
Trong 2 mẫu nghiên cứu không có đỉnh đặc trưng 1650 cho nhóm –NH của gelatin, điều đó chứng tỏ mẫu sơn thếp chỉ là sơn ta không pha thêm các loại keo gelatin từ động vật.
Thường bao gồm nhựa cây sơn nấu cùng với keo (hay còn gọi là gelatin) chế biến từ xương gia súc trâu, bò, hoặc da cá. Gelatin chính là chất collagen mà khi nấu nên nhiệt độ trên 65oC sẽ tạo trùng hợp thành polymer chất dẻo.
Pha chế keo gelatin vào nhựa sơn và nấu lên để cải thiện tính dẻo dai cho sơn mài, để giúp cho việc mài sơn không bị vỡ màng sơn. Trong kỹ thuật sơn thếp truyền thống (không mài) thì nhựa sơn lại thường được nấu cùng với nhựa cây trẩu hoặc nhựa thông.
Việc phối liệu cùng nhựa trẩu, nhựa thông nhằm tăng độ bóng, tăng độ chịu mài mòn. Đặc biệt là tăng độ cứng con lắc (còn gọi là độ đàn hồi) giúp cho việc giảm bị bong tróc sơn khi giãn nở co ngót khi gỗ hút /thở độ ẩm và thay đổi nhiệt độ của thời tiết [2].
Xem chi tiết tại: Link download