Khuôn đúc Trống Đồng Luy Lâu

0
567

*Lê Cảnh Lam, ** Trương Đắc Chiến

*: Viện Khảo cổ học, **: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.

  1. Giới thiệu mẫu

1.1. Sưu tập mẫu và bố trí thí nghiệm.

Qua hai lần khai quật năm 2014,2015 tại Luy Lâu do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia khai quật, đã phát hiện được tổng số 923 mảnh khuôn đúc trống (đợt 1: 37 mảnh; đợt 2: 886 mảnh). Số lượng, loại hình và vị trí của các mảnh khuôn được thể hiện qua bảng sau:

Bảng phân loại mảnh khuôn đúc trống đồng

Loại hình

Vị trí

Khuôn ngoài Khuôn trong Không xác định Tổng
Mặt Tang Thân Chân Mặt Tang Thân Chân
Số lượng 37 17 27 2 47 75 56 52 610 923
Tổng 83 230 610

Trong đợt phân tích này chúng tôi phân tích 3 mẫu bao gồm 2 mảnh khuôn ngâì và 1 mảnh khuôn trong.  Mạnh khuôn đúc có 2 màu khác nhau nhữa lớp vỏ và lớp lõi, do vậy chúng tôi cạo  tách riêng đất gốm theo màu sắc để tiến hành phân tích, xem xét có sự khác nhau giữa lớp vỏ và lõi hay không?  

Chúng tôi sử dụng 4 phương pháp phân tích để nghiên cứu bao gồm: 1: Phân tích thành phần hóa học –ICPMS; 2: phân tích nhiệt vi sai TG; 3: Phân tích thành phần khoáng vật – XRD; 4: Phân tích cấu trúc hạt và khoáng vật- Thạch học lát mỏng. Cụ thể bố trí thí nghiệm như sau:

Bảng bố trí thí nghiệm

Mẫu Phân tích thành phần hóa học ICP-MS Phân tích nhiệt vi sai TG Phân tích thành phần khoáng vật XRD Thạch học lát mỏng
  • Khuôn ngoài K1
K1A vỏ màu đỏ X X X X
K1B lõi màu xám X X X X
  • Khuôn trong K4
K4A vỏ màu trắng X X X X
K4B lõi màu xám X X X X
  • Khuôn ngoài K2
K2A vỏ màu đỏ X X

 

1.2. Khảo tả mẫu

– Mẫu khuôn ngoài K1: 

Mẫu khuôn ngoài K1 có kích thước dài 6cm, rộng 6cm, dày 3cm. Mảnh khuôn có trang trí các đường chỉ chạy song song của hoa văn phần thân trống đồng. Mảnh khuôn ngoài  K1 còn 1 mặt tiếp xúc với trống đồng, mặt bên ngoài bị vỡ nên không biết rõ độ dày và hình thù toàn bộ của mặt ngoài khuôn ra sao. Khuôn ngoài có màu sắc tách biệt giữa  mặt tiếp xúc với trống màu đỏ và phía trong màu xám. Chúng tôi phân thành  K1A vỏ màu đỏ và K1B lõi màu xám. Giữa phần màu đỏ và màu xám không có sự tách lớp  mà chỉ khác nhau về màu sắc và độ mịn. Phần K1A vỏ màu đỏ đất mịn hơn so với phần K1B lõi màu xám. Độ dày của phần K1A vỏ màu đỏ khoảng 0,6cm. Độ dày phần K1A lõi màu xám hiện còn còn 2,5cm (còn dày hơn nữa vì bị vỡ nên chưa xác định được phần lõi xám dày bao nhiêu).

  • Mẫu khuôn trong K4:

Mẫu khuôn trong K4 dài 6cm, rộng 4cm, dày 3cm. Mảnh khuôn trong không có hoa văn, có hình dáng 1 mặt cong vồng, 1 mặt phẳng ứng với vị trí tiếp giáp phía trong giữa tang và mặt trống. Mảnh khuôn trong K4 có phần vỏ ngoài tiếp xúc với đồng màu trắng, phần lõi màu xám. Chúng tôi gọi là K4A vỏ màu trắng và K4B lõi màu xám. Giữa 2 phần K4A và K4B không tạo ra lớp tách biệt mà chỉ có sự khác nhau về màu sắc và độ mịn. Phần K4A vỏ màu trắng thì mịn hơn phần K4B lõi xám. Độ dày của phần vỏ K4A vỏ màu trắng dày 0,3cm, K4B lõi màu xám hiện còn dày 2,7cm (do khuôn vỡ nên chưa xác định được độ dày phần lõi xám).

  • Mẫu khuôn ngoài K2
Mẫu khuôn ngoài K2 kích thước dài 4cm, rộng 4cm, dày 2,5cm. Kgông trang trí hoa văn, mặt hơi cong lõm, là mảnh khuôn ngoài phần thân trống. Mảnh khuôn  ngoài K2 có cấu tạo về màu sắc, chất liệu, độ dày phân tách giữa màu vỏ đỏ và lõi màu xám tương tự như mảnh khuôn ngoài K1 đã mô tả ở trên. Với mẫu K2, chúng tôi chỉ lấy phần vỏ đỏ K2A để làm phân tích nhằm mục đích tăng cường độ lặp, bổ sung số liệu cho mẫu khuôn ngoài K1.
  1. Kết quả phân tích và thảo luận.

2.1. Đất làm khuôn

Để đánh giá về loại đất, chất trộn và độ mịn của đất chúng tôi tiến hành phân tích thạch học lát mỏng hai mẫu khuôn ngoài K1 và khuôn trong K4. Mỗi mẫu đều có lớp vỏ và lớp lõi khác nhau về màu sắc được đặc tả và tính toán lượng khoáng vật chứa trong lớp đó kết quả như sau.

Xem thêm chi tiết tại: Link download