Lê Cảnh Lam
Viện khảo cổ học
I Giới thiệu mẫu.
Mẫu gỗ và tre được khai quật năm 2002 tại địa điểm 62- 64 Trần Phú- Hà Nội. Mẫu gỗ là một chốt gỗ hình trụ nằm trong tầng văn hóa thời Trần, đường kính 4,03cm, cao 2,81cm, trọng lượng 29,7g . Gỗ có màu xanh dưa muối, mềm. Mẫu tre là ống tre đóng móng thời kỳ Pháp thuộc. Có kích thước: dài 21,3cm, rộng 4,3cm, dày nhất (nơi đốt tre) 1,5cm, trọng lượng 97g. Mẫu tre có màu xanh như khi mới được đóng xuống nhưng rất yếu, nó có sẽ bị gẫy nếu chúng ta cầm ở một đầu của ống tre dài 40cm. Cả Mẫu được xử lý bảo quản ngay khi phát hiện nên hoàn toàn chưa bị co ngót, nứt vỡ
II Yêu cầu bảo quản
Chống co ngót.
III Tiến hành xử lý.
- Xác định độ ngậm nước
Một số những mẫu tre, gỗ tương tự như mẫu thử nghiệm được cân sau đó sấy khô ở 80oC, thời gian 24h, rồi cân lại lần thứ hai. Cả mẫu gỗ và mẫu tre đều có độ ngậm nước là 900% (Tỷ lệ lượng nước mất đi trong quá trính sấy và lượng gỗ gậm nước ban đầu được gọi là độ ngậm nước).
2. Tiến hành ngâm PEG
Cả mẫu tre và mẫu gỗ được tiến hành ngâm PEG 4000 bắt đầu từ nồng độ 40% và kết thúc ở 80%. Giai đoạn ngâm ở nồng độ từ 40% được tiến hành ở nhiệt độ phòng, giai đoạn ngâm nồng độ từ 60% đến 80% được tiến hành trong tủ sấy ở nhiệt độ 60oC. Mỗi bước tăng nồng độ là 20%, thời điểm tăng nồng độ dựa vào việc theo dõi biểu đồ tăng giảm trọng lượng của mẫu. Khi mẫu đạt đến giá trị thăng bằng về trọng lượng là thời điểm để tiến hành tăng nồng độ. Sau khi ngâm song để khô tự nhiên trong không khí.
IV. Nhận xét:
Sau 4 năm theo dõi chúng tôi thấy rằng:
- Mẫu gỗ sau khi để khô tự nhiên có màu sắc hơi sẫm màu hơn so với ban đầu, trọng lượng hoàn toàn không thay đổi, không bị co ngót, nứt vỡ. Không thấy nấm mốc xuất hiện.
- Mẫu tre có màu sắc sẫm hơn ban đầu, có hiện tượng co nhẹ, có một số vết nhăn nhỏ khoảng 1mm chạy dọc thân tre. Tre không bị cong vênh, rạn nứt và không bị nấm mốc. Đặc biệt so với lúc mới ngâm song trọng lượng mẫu tre là 100g thì nay chỉ còn 60g. Như vậy quá trình ngâm vẫn chưa loại được nước một cách triệt để.
- So sánh giữa mẫu gỗ và mẫu tre cho thấy rằng kết quả xử lý gỗ tốt hơn đối với tre.
- Hiện tượng giảm trọng lượng khi ngâm tre lúc ban đầu (nồng độ 40%) hoàn toàn khác so với các mẫu gỗ (đều tăng trọng lượng) là một điều cần suy nghĩ, có thể đối với tre khi ngâm PEG 4000 ở bước đầu tiên là không tốt bằng PEG 400.