Báo cáo bảo quản và chụp X quang hiện vật sắt

0
314
x-quang-sat-001
x-quang-sat-001

 

I. Số lượng hiện vật bảo quoản

  1. Tổng số hện vật: 20, bao gồm các mẩu đinh, miếng sắt, khuyên sắt bị rỉ nặng sần sùi, khó đoán định hình dáng cụ thể bên trong. Các mẫu sắt đã bị rỉ đến cốt, nên không thể tảy rỉ mà chỉ ức chế rỉ, giữa nguyên hình thù ban đầu.
  2. Chụp phim X-Quang. 2 hiện vật-3 kiểu.

II. Bảo quản.

Quy trình bảo quản hiện vật sắt bao gồm các bước:

  1. Làm sạch bằng dung dịch tảy rửa.
  2. Loại Cl bằng Na2CO3.
  3. Rửa sạch bằng nước cất
  4. Ức chế rỉ bằng axit tanic.
  5. Sấy khô hiện vật
  6. Phủ keo Paraloif B72.

III. Chụp phim X –Quang.

Do hiện vật bị rỉ nặng, bằng mắt thường không quan sát được cấu trúc bên trong nên  2 hiện vật được tiến hành chụp phim X- Qang để tìm hiểu cấu trúc bên trong lớp rỉ.

Với chiếc máy chụp X – Quang hiện dùng phổ biến tại các bệnh viện mang tên: Ery.Rad Pro của hãng Shimazu chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm này. Với các chế độ chụp thông thường như chụp xương sọ người ( 44kv, 1,6mAs) thì không chụp được cấu trúc bên trong lớp gỉ, kết quả cho ra tấm phim hình bề ngoài như quan sát bằng mắt thường. Do đặc điểm lớp rỉ dày mỏng khác nhau nên các thông số chụp các hiện vật khác nhau.Để chụp được 1 tấm phim rõ nét có thể phải chụp đi chụp lại vài lần. sau mỗi lần chụp lại rút kinh nghiệm điều chỉnh lại cường độ dòng điện và thời gian mở ống phát xạ.

Với hiện vật thứ nhất, ký hiệu H5.L1.F4:1 phải chụp 2 lần, lần đầu mờ, lần sau thì rõ hơn, kết quả là hình miếng sắt phẳng và không đoán định được chức năng.

H5.L1.F4:1 – mặt cong nồi

H5.L1.F4:1- mặt cong lõm

H5.L1.F4:1- phim X- Quang chụp mặt cắt mờ

H5.L1.F4:1- phim X-Quang chụp nét

 

Với hiện vật thứ 2, ký hiệu H5.L6.F4.3abc-66, được chụp với chế độ chụp (73Kv, 4,8mAs), thể hiện rõ cấu trúc bên trong của chiếc khuyên sắt. Điểm đặc biệt chiếc khuyên này không phải là 1 vòng tròn nối khít vào nhau mà là một vòng tròn mà 2 đầu còn  vòng chập lên nhau 1 đoạn. Hình ảnh này làm thay đổi suy đoán chức năng hiện vật. Khi chưa chụp thì suy đoán dạng vòng khuyên này có thể là đai sắt cửa một công cụ như đai của dao để giữ cán dao không bị vỡ khi tra lưỡi vào cán và trong quá trình sử dụng được bền chắc. Tuy nhiên sau khi chụp, hình ảnh cho thấy 2 lớp sắt chồng nền nhau thì có thể chức năng nó lại khác mà vẫn chưa biết dùng để làm gì.

H5.L6.F4.3abc-66- khuyên sắ

H5.L6.F4.3abc-66- phim X –Quang khuyên sắt có 1 đoạn 2 lớp uốn  (phía trên)

  • Việc sử dụng kỹ thuật X – Quang mở ra một phương pháp nghiên cứu cấu trúc bên trong của hiện vật. Có thể được ứng dụng trong nhiều công tác nghiên cứu như giám định tính toàn vẹn của hiện vật, cấu trúc bên trong của các hiện vật mà ta không được phép cắt phá mẫu như các loại ổ khóa cổ, chuôi kiếm, các hiện vật có cấu trúc hộp rỗng bên trong, các tượng xác ướp thiền táng… đặc biệt hữu ích đối với công tác bảo quản và nghiên cứu hiện vật bởi nó cho phép ta biết trước được cấu trúc thật của hiện vật trước khi tiến hành các nghiệp vụ xử lý bảo quản cũng như đưa ra những nhận xét nghiên cứu về hiện vật.