ỨNG DỤNG GIS TRONG KHẢO CỔ HỌC

0
229
GIS-trong-khao-co-hoc-002
GIS-trong-khao-co-hoc-002

Định nghĩa: GIS – hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống tự động thu thập, lưu trữ, phân tích và hiển thị dữ liệu về các đối tượng, các hiện tượng, các sự kiện theo không gian và thời gian.

Hệ thống thông tin địa lý (GIS) ra đời trên cơ sở của sự phát triển khoa học máy tính và ngày nay được ứng dụng trong nhiều nghành khoa học có liên quan đến dữ liệu không gian, từ những nghành khoa học tự nhiên đến những nghành khoa học xã hội. Sự phát hiển và hiện hữu của hệ thống thông tin đại lý đã làm nhiều người quan tâm hơn và sự áp dụng ngày càng phong phú đã tạo ra những điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển của khoa học này. ở đây, GIS được xác định như một ngành khoa học liên ngành được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Với ngành khảo cổ học, để ứng dụng GIS  một cách hiệu quả các dữ liệu cần phải được thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu và xử lý trên một phần mềm chuyên dụng như ArcGis 9.0 (do tập đoàn ESRI – Mỹ sản xuất). Dưới đây là 5 ứng dụng cơ bản của phần mềm đó:

1. Nghiên cứu

GIS-trong-khao-co-hoc-001
GIS-trong-khao-co-hoc-001

– Hiển thị và liên kết các di tích có các đặc điểm địa hình, sinh thái, văn hóa và vị trí địa lý gần và giống nhau.
– So sánh ảnh vệ tinh với các bản đồ cổ, các truyền thuyết lịch sử…để giải thích và suy đoán các con đường trao đổi văn hóa giữa các địa điểm khảo cổ học.
– So sánh ảnh địa hình với các loại ảnh khác (cơ sở dữ liệu khác) như ảnh về thực, động vật, khoáng sản…(dữ liệu của các ngành khoa học khác).
Sử dụng ảnh ở các bước sóng khác nhau để bóc tách các chất liệu và tìm kiếm các di tích khảo:

2. Điều tra khảo sát và khai quật

– Biểu diễn và hiển thị mặt bằng hố khai quật, bóc tác các lớp đào, các loại hình di tích, hiện vật.
– Liên kết các hiện vật, di tích với các dữ liệu thống kê, miêu tả, phân tích.
– Tra cứu di tích, hiện vật trực tiếp trên ảnh chụp tại hiện trường khai quật
– Lưu trữ và tra cứu và in ấn bản đồ điện tử ở nhiều dạng: bản đồ địa hình, bản đồ hành chính, bản đồ tài nguyên,… ở tỷ lệ tự động tùy theo mức độ phóng to thu nhỏ của người sử dụng.
– Trên cơ sở ảnh vệ tinh hoặc các bản đồ của các nghành khoa học khác có thể chỉnh sửa và chuyển về dạng bản đồ phân bố di tích khảo cổ.

GIS-trong-khao-co-hoc-003

 

Xem thêm: ung-dung-gis-trong-kch.docx