Sự lầm tưởng của người tiêu dùng khi check mã vạch để xác định hàng giả hàng thật.

0
903

Nhiều người vẫn cho rằng khi dùng phần mềm icheck để quét mã vạch trên bao bì sản phẩm thì sẽ hiện ra thông tin nhà sản xuất để chứng tỏ đó là hàng thật, còn không hiện ra thông tin nhà sản xuất thì đó là hàng giả.

Điều đó là một sai lầm bởi vì người làm hàng giả đương nhiên sẽ in bao bì giống hàng thật và có mã vạch y như hàng thật. Bởi vậy khi check mã vạch thì hàng giả cũng vẫn hiện ra thông tin của nhà sản xuất.

Bản chất mã vạch được quốc tế thống nhất quản lý mỗi quốc gia có một đầu số, mỗi công ty của mỗi nước sẽ được đăng ký 6 số tiếp theo, mỗi công ty lại tự tạo cho mỗi sản phẩm của mình 5 số cuối cùng. Như vậy mỗi sản phẩm sẽ có 1 số để khôbg trùng lặp với sản phẩm khác của cty mình và công ty khác trên toàn cầu. Như vậy nó sẽ được dùng để kết nối với máy đọc mã vạch để tính tiền tự động và phần mềm quản lý bán hàng, kế toán để việc tính tiền và kiểm soát dianh số, tồn kho được thuận lợi mà thôi.

Mới đây có thêm mã QR code cũng không dùng để xác định hàng thật hàng giả mà để quét dẫn tới các trang thông tin về sản phẩm đó để người dùng có thêm thông tin tham khảo về sản phẩm mà không thể in ấn hết lên nhãn mác bao bì.

Biện pháp chống hàng giả gồm tổ hợp nhiều công cụ khác nhau để cho người muốn làm giả khó khăn bắt trước bai gồm:

  1. Xây dựng hệ thống chuỗi cửa hàng mang thương hiệu của công ty mình.
  2. Cấp giất chứng nhận đại lý cho những điểm bán hàng của mình và niêm yết danh sách điểm bán lên website để khách hàng tham khảo.
  3. Dùng tem vỡ, tem 7 màu dính vài sản phẩm bởi luật in ấn khi in loại tem này ngườu thuê in phải xuất trình giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa thì xưởng in mới cho in.
  4. Đặt chế tạo chai thủy tinh, chai nhựa…. có in nổi logo công ty. Bởi vì việc đặt khuôn mẫu riêng khá đắt đỏ và phải gia công số lượng vỏ chai lớn. Kẻ làm hàng giả thường không giám đầu tư nhiều tiền cho việc này mà chỉ muốn làm đơn giản, đánh quả cho nhanh.
  5. Xây dựng trang, nhóm cộng đồng mạng như mạng FB để trực tiếp giai tiếp với ngườu sử dụng để trả lời thắc mắc và lắng nghe phản hồi, tố cáo, nghi ngờ của khách hàng.
  6. Xây dựng nhân đội ngũ nhân viên thị trường để vừa giám sát chống phá giá, vừa phát hiện hàng giả và hỗ trợ thị trường.
  7. Ghi số điện thoại hotline trên bao bì sản phẩm để trả lời khách hàng.

Như vậy người tiêu dùng không muốn mua phải hàng giả thì việc đầu tiên cần phải thay đổi nhận thức về việc check mã vạch, nên mua tại nơi có uy tín và tham gia vào các trang, nhóm FB cộng đồng của nhà sản xuất, nhà phân phối lập ra để chăm sóc khách hàng.

Người tiêu dùng sẽ được giải đáp những băn khoăn thắc mắc một cách công khai, minh bạch. Người tiêu dùng phả ánh cho doanh nghiệp biết nghi ngờ của mình về hàng giả để doanh nghiệp cùng tìm hiểu, điều tra chống hàng giả.