Tất cả các sản phẩm tắm gội, giặt dũ, rửa mặt, rửa tay, rửa bát, lau sàn hay vệ sinh công nghiệp trong thành phần đều phải chứa chất hoạt động bề mặt để loại bỏ chất bẩn.
Đối với sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da như sữa tắm, dầu gội, nước rửa tay, nước giặt tay thì chúng ta cần lưu ý đến độ pH của chất hoạt động bề mặt. Khoảng pH an toàn cho da thường là 4-8. Với sản phẩm rửa bát thì yêu cầu độ pH nghiêm ngặt hơn, gần với giá trị trung tính hơn là 6-8 để sau lần tráng rửa bát thì pH về giá trị trung tính 7, không gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh và niêm mạc ruột, dạ dày.
Giá trị pH cân bằng động của dung dịch khi pha loãng ra 1% là 4-8 với việc dung ngoài da và 6-8 với nước rửa bát áp dụng cho người có da và thể trạng bình thường, các chỉ tiêu này được ghi trong TCVN: TCVN 6971-2001- Nước tổng hợp dung trong nhà bếp; TCVN 6972-2001- Nước gội đầu.
pH cân bằng động nghĩa là khi đo tổng thể thì cho giá trị pH tổng nhưng nếu tách nhỏ vi phân dung dịch thì sẽ chỗ pH kiềm và có chỗ pH lại là axít, khi đo pH bằng bút đo hoặc giấy đo pH thì luôn xảy ra sự cạnh tranh giữa tiểu phần kiềm và tiểu phần axit để cho về giá trị trung bình.
—————–
Chất hoạt động bề mặt không an toàn là gì?
Chất hoạt động bề mặt khi ở nồng độ 1%, không pha chế gì thêm mà có pH nằm ngoài khoảng 4-8 thì gọi là chất hoạt động bề mặt không an toàn.
Ví dụ các chất hoạt động bề mặt là Sodium lauryl sunfate (SLS) có pH khi pha loãng 1% là 9.4 cao hơn khoảng an toàn của da, người ta pha thêm axit chanh –citric acid có pH2-3 vào để trung hòa để đưa pH động về khoảng 6-8. Thưc chất khi pha 2 chất này với nhau là một chất kiềm yếu và một chất acide yếu thì hoàn toàn không xảy ra phản ứng hóa học để tạo ra muối mới có độ pH trung tính. Thực chất khi trộn vào nhau sẽ là một tiểu phần SLS có pH 9.4 đứng cạnh tiểu phần citric acid pH 2-3. Cả 2 tiểu phần này khi trộn theo tỷ lệ thích hợp thì khi đo pH sẽ cho giá trị pH cân bằng động nằm trong khoảng 4-8 theo tiêu chuẩn.
Tương tự với chất Sodium lauryl ether sunfate (SLES) có pH 8.6 các nhà sản xuất phải thêm citric acid để đưa về hỗ hợp có giá trị pH động trong khoảng 6-8.
Như vậy mặc dù giá trị pH cần bằng động nằm trong khoảng 4-8 đáp ứng được chỉ tiêu Tiêu chuẩn Việt Nam- TCVN, nhưng với da nhạy cảm khi tiếp xúc với sản phẩm có giá trị pH cân bằng động trong khoảng 6-8 thực chất các tế bào da ở dạng siêu nhỏ tiếp xúc với chất kềm nhẹ pH >8 và chất acide nhẹ pH <4, nằm vượt ngoài khoảng oan toàn của da chịu đựng được. Đó chính là lý do tại sao những người có da nhạy cảm bị nổi mẩn ngứa khi tiếp xúc với sữa tắm, dầu gội, nước rửa bát, nước giặt tay có dùng chất hoạt động bề mặt SLS, SLES.
Chất hoạt động bề mặt êm dịu là gì?
Các chất hoạt động bề mặt êm dịu là bản thân chất đó khi hòa loãng 1% đã có giá trị pH nằm trong khoảng 4-8 mà không cần phải đưa thêm một acide khác vào để trung hòa pH cân bằng động về khoảng an toàn.
Ví dụ: Coco Amidopropyl Betain (CAB) chiết xuất từ dầu dừa có giá trị pH ở nồng độ 1% là 5,5. Giá trị này nằm trong khoảng an toàn 4-8 mà không cần thêm chất trung hòa cân bằng động bởi bản thân nó đã an toàn. Do đó nó được gọi là chất hoạt động êm dịu, an toàn với tất cả các loại da kể cả da nhạy cảm và da em bé.
Như vậy khi bạn có da nhạy cảm thì cần đọc kỹ thành phần chất hoạt động trong sản phẩm đó là chất gì , có phải là chất hoạt động bề mặt êm dịu không để có lựa chọn chính xác cho đặc điểm cơ địa của mình.