- * Lê Cảnh Lam, Lê Hải Đăng, Nguyễn Quang Miên, Nguyễn Thị Thúy
- *: Viện Khảo cổ học
Tiền cổ thời Hậu Lê được đúc còn thiếu nhiều niên hiệu phản ánh lịch sử giai đoạn Nam- Bắc triều, Vua Lê – chúa Trịnh, Đàng Trong – Đàng Ngoài. Các chính quyền đã đúc những niên hiệu không chính triều nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo và tư tưởng chính trị chính thống của nhà Lê giai đoạn Lê Trung Hưng.
Hiện tượng tiền Cảnh Hưng bất ngờ xuất hiện nhiều cả về số lượng và đa dạng về loại tiền tạp bảo trong bối cảnh chính quyền nhà Trịnh suy yếu là do vua Lê Hiển Tông (1740-1786) đã vừa đúc tiền mới nhưng đồng thời thu gom các loại tiền có niên hiệu không chính triều đúc lại để xóa đi dấu ấn quá khứ của các triều đại nhà Lê Trung Hưng mặc dù được làm vua nhưng không có thực quyền.
Tiền thời Lê là một hiện vật minh văn theo niên đại cho thấy rõ sự cải cách chữ viết Khải thư theo cách viết của người Việt khác với người Trung Quốc. Phong cách trên tiền cổ thời Lê có thể chia thành 2 giai đoạn trước và sau đồng #24. Vĩnh Thọ thông bảo (1658-1662). Trước đó là theo phong cách biên tiền nhỏ, hạ nền sâu để tạo thành cữ cao sắc nét, thành tiền dày, đẹp mắt.
Sau năm 1658-1662 thì tiền có biên tiền to, hạ nền thấp, nét chữ thấp không sắc sảo, tiền mỏng hơn và nhìn không đẹp mắt bằng giai đoạn trước. Việc nghiên cứu về diễn biến thư pháp và kiểu dáng góp phần vào việc nhận diện niên đại trên các minh văn nói chung và tiền cổ nói riêng.
Xem chi tiết bài báo cáo tại: bai-tap-chi 2020-dien-bien-ve-thu phap-va-loai-hinh-tren tien-co-thơi-Le.docx