Nước rửa tay sát khuẩn

0
1149

Trước nhu cầu sát khuẩn tay khô (không có điều kiện để rửa tay ướt) khi đi chơi, làm việc, học tập xa nguồn nước, bệnh nhân khó di chuyển. Người ta dùng nước sát khuẩn khô 4-5 lần rồi rửa ướt để trôi đi tất cả. Sát khuẩn khô là diệt vi khuẩn tại chỗ rồi lau vén với khăn, 1 phần chất bẩn và xác vi khuẩn được đẩy ra xa vùng vết thương hoặc lòng bàn tay nơi hay cầm nắm, trước khi ăn hoặc sờ vào vùng niêm mạc miệng, dụi mắt.

Nước sát khuẩn có thể sử dụng tinh dầu làm chất sát khuẩn tự nhiên hoặc có thể sử dụng chất sát khuẩn tổng hơp. Chất sát khuẩn tổng hợp mạnh hơn nhưng cũng độc hại hơn. Chất sát khuẩn tổng hợp cũng thường không trung tính mà là dạng axit yếu nên có thể gây kích thích với da mẫn cảm. Ví dụ như benzalkonium chloride. Nó là một axit yếu có tính chất diệt nấm và vi khuẩn được dùng để sát trùng.

Thành phần tiếp theo là cồn để ức chế vi khuẩn và góp phần tảy chất bẩn bám trên da. Tiếp đến là chất tạo bọt để tảy chất bẩn. Tốt nhất là chất tạo bọt không ion để trung tính như decyl glycoside. Các chất tạo bọt không trung tinh có chứa sodium có tính kiềm nhẹ không tốt cho da khi rửa tay khô bởi nó sẽ lưu lại trên da gây khô da.

Thật may mắn tinh dầu vừa có tính sát khuẩn, vừa là hệ dung môi có tính tảy rửa trung tính nên có thể dùng để sát khuẩn tay. Nếu tay có dính nhiều tạp chất bẩn thì kết hợp với giấy ướt để lau loại tạp chất.

Ta cần chọn loại tinh dầu sát khuẩn và dịu nhẹ với da, tránh các loại tinh dầu quá nóng gây kích ứng da. Hiện tại có thể dùng tinh dầu byeflu, ngọc am hoặc xịt phòng bạc hà (riêng xịt phòng bạc hà kiêng trẻ em dưới 3 tuổi và phụ nữ đang cho con bú), xịt phòng oải hương cho mục đích sát khuẩn khô. Tiện nhất là dùng byeflu bởi nó có thể xông phòng, xoa ngực, gan bàn chân, nhỏ nước tắm rửa luôn.

Nước rửa tay quế

Nước rửa tay oải hương

Ảnh đại diện từ bạn Nguyễn Thanh Nhàn.