Ngâm bồn tắm và tắm chậu cho em bé là lúc cơ thể tiếp xúc lâu nhất và nhiều nhất với các chất có trong sữa tắm. Nếu ta chưa hiểu được bản chất của các chất chứa trong sản phẩm thì vô tình đã làm hại tới làn da và sức khỏe.
Muốn vậy trước tiên ta phải loại khỏi đầu óc mình chữ thảo dược, thiên nhiên, hữu cơ, organic…. trên nhãn sản phẩm đi mà hãy nhìn vào thành phần của sản phẩm để biết rằng nó có làm khô da không? Chất bảo quản và chống nấm mốc có gây hại không? Mùi hương thiên nhiên hay mùi hương tổng hợp?
- Với chất hoạt động bề mặt mạnh có thể dùng để làm sạch đồ vật không tiếp xúc trực tiếp với da một cách hiệu quả nhưng dùng để ngâm tắm thì nên tránh bởi nó làm khô da.
- Bản chất của chất hoạt động bề mặt mạnh chính là kiềm tính hay tính bazo của chất đó. Công thức tổng quát của nó là một muối của kim loại kiềm và phần a xít hữu cơ yếu mạch dài. Muối này bản chất là một chất bazo yếu. Như vậy khi nhìn thấy tên chất hoạt động bề mặt chứa chữ sodium hay potasium là chứa kim loại kiềm Na, K. Cho dù trong sản phẩm có thêm các loain dịch chiết thiên nhiên hay gì đi nữa thì nó vẫn dễ gây khô da.
- Tiếp đến là chất bảo quản. Chất bảo quản để sản phẩm không bị phân hủy khi để lâu sản phẩm trong vài tháng hoặc vài năm, nó ức chế không cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở phát triển trong sản phẩm. Không nên nghĩ chất bảo quả dành cho thực phẩm thì sẽ không làm hại cho da. Một ví dụ về chất bảo quản kali sorbate, đây là một muối kiềm được dùng bảo quản thực phẩm bởi khi vào dạ dày thì được dịch axit trong dạ dày trung hòa nên không làm hại gì. Nhưng với da thì khác, bản chất chất bảo quản này là một chất kiềm yếu cũng làm khô da. Tuy nhiên do hàm lượng nhỏ nên mức độ làm khô da của chất bảo quản không nhiều như chất hoạt động bề mặt mạnh đã nhắc tới ở trên.
Một cách không cần dùng chất kiềm yếu bảo quản mà sản phẩm vẫn bảo quản được lâu đó là sử dụng tinh dầu. Tinh dầu chính là chất bảo quản thiên nhiên vừa giữ cho sản phẩm ổn định vừa nâng cao sức khỏe, loại trừ vi khuẩn, nấm trên da, đồng thời làm đẹp da và khử trùng không gian sinh sống. Mùi hương tinh dầu tùy theo từng loại tinh dầu mà có tính năng chăm sóc sức khỏe khác nhau như phòng cảm ho, giảm đau đầu, giải stress, thư giãn, kích thích mọc tóc….
Dưỡng chất bổ sung như vitamin E, dầu dừa, dầu hạnh nhân, collagen, glycerin là những chất giúp cho gia giữ độ ẩm và khép các lớp da để tăng cường khả năng bảo vệ của da.
Ở góc độ làm đẹp da thì cũng không thể không nhắc đến vai trò của tinh dầu bởi nó loại đi bã nhờn gây mụn mẩn và thu hẹp lỗ chân lông. Tinh dầu cũng kích thích hệ tuần hoàn máu dưới da giúp da được nuôi dưỡng tốt hơn, làm chậm đi quá trình lão hóa da theo tuổi tác. Tinh dầu cũng phần nào lấy đi hắc sắc tố trên da, góp phần giúp da sáng hơn, tươi hơn.