So sánh tính năng nước súc miệng có cồn với khônh chứa cồn và cách lựa chọn nước súc miệng

0
1010

Mặc dù việc vệ sinh miệng cơ bản vẫn là đánh răng và dùng chỉ nha khoa, nhưng đa phần là mọi người không đánh răng và dùng chỉ nha khoa  kỹ càng, đủ thời gian để loại bỏ hoàn toàn thúc ăn và mảng bám.

Thêm nữa, việc súc miệng bổ sung sau khi đánh răng hoặc sau khi ăn sẽ làm sạch kỹ hơn và sâu xuống vòm họng.

Đặc biệt với những người bị viêm răng, lợi, viêm họng thì ngoài việc dùng thuốc, dùng thêm nước súc miệng để diệt khuẩn, hỗ trợ việc điều trị là rất cần thiết.

Trong đại dịch COVIS 19, một số chuyên gia y tế khuyên dùng thêm nước súc miệng để loại bỏ và ức chế virus như một biện pháp bảo vệ nút chặn cuối cùng sau khi đã thực hiện đeo khẩu trang và dùng nước rửa tay khô, rửa tay ướt thường xuyên.

Với nước súc miệng, về cơ bản chia ra 2 dòng sản phẩm có chứa cồn và không chứa cồn. Tiếp theo có thể chia nhỏ ra các loại diệt khuẩn và tảy trắng răng. Dòng diệt khuẩn thì dùng hàng ngày còn dòng tảy trắng răng thì dùng từng đợt, mỗi đợt tối đa 2 tuần hoặc dừng lại khi có cảm giác ghê răng.

Nước súc miệng tinh dầu chứa cồn có ưu điểm là ngăn ngừa mảng bám hình thành tốt hơn và hiệu quả bảo vệ thời gian lâu hơn so với loại không chứa cồn.

Tuy nhiên nước súc miệng có chứa cồn có thể bị dùng sai cách vô tình nuốt vào miệng với trẻ nhỏ hoặc cố tình uống với người nghiện rượu. Bởi vậy nước súc miệng chứa cồn thường được khuyến cáo không dùng cho người nghiện rượu, trẻ em dưới 3, 6, 12 tuổi tùy theo quy định tưng nước. Hoặc trẻ em dùng dưới sự hướng dẫn của người lớn để không nuốt vào bụng. Việc nuốt vào bụng tương tự như việc uống rượu, điều này không tốt cho sức khỏe trẻ em vì nước súc miệng chứa cồn thường có nồng độ cồn khoảng 20-30% cồn.

Như vậy nếu là trẻ em hoặc người nghiện rượu thì nên chọn nước súc miệng không chứa cồn. Mặc dù tác dụng không tốt bằng loại chứa cồn nhưng sẽ an toàn hơn khi sử dụng.

Nước súc miêng multi care