Tiến trình phát triển hợp kim đồng thời Lê

0
1516
  • *Ths. Lê Cảnh Lam, PGS.TS. Nguyễn Quang Miên, TS. Lê Hải Đăng.
  • *: Viện Khảo cổ học

Bài viết nghiên cứu về thành phần hợp kim đồng trên các đồng tiền cổ Việt Nam thời Lê có niên đại từ năm 1426 đến năm 1789. Trên cơ sở niên hiệu của các đồng tiền để xác định niên đại và căn cứ vào thành phần hợp kim cho thấy có thể chia ra các giai đoạn luyện kim như sau:

  • Giai đoạn 3: từ năm 1426 đến 1577 là dạng hợp kim 3 thành phần Cu-Pb-Sn có từ văn hóa Đông Sơn. Hàm lượng Cu 48%-81%, Pb 20%-30%.
  • Giai đoạn 4: từ năm 1658 đến 1720 là dạng hợp kim 4 thành phần Cu-Pb-Sn-Zn, trong đó Zn được luyện từ quặng vào trực tiếp hợp kim theo kỹ nghệ Cimentation. Hàm lượng kẽm <7%.
  • Giai đoạn 5: từ năm 1720 đến năm 1789 và còn kéo dài sang thời Nguyễn. Thành phần hợp kim dạng 3 thành phần Cu-Zn-Pb, trong đó Zn đã được tinh chế riêng và được pha trộn thành phần chủ động vào hợp kim. Hàm lượng Zn cao từ khoàng 10% đến 45%.

Do đặc thù chính trị Việt Nam trước đó có giai đoạn Nam- Bắc triều và Đàng Trong- Đàng Ngoài, vua Lê chúa Trịnh nên có nhiều loại tiền được đúc không theo niên hiệu của vua Lê. Đến niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786), khi chính quyền chúa Trịnh suy yếu thì vua Lê Hiển Tông đã vừa đúc tiền bằng hợp kim đương thời vừa thu gom các loại tiền có niên hiệu không chính triều để đúc lại, tạo ra hiện tượng đột biến của tiền Cảnh Hưng ở chỗ vừa nhiều nơi đúc, vừa nhiều loại tạp bảo như vĩnh bảo, cự bảo, đại bảo, cự bảo, trung bảo, thái bảo, tuyền bảo, nội bảo, chính bảo, trọng bảo, thuận bảo. Vì vậy mà tiền Cảnh Hưng vừa có dạng hợp kim giai đoạn 5 vừa có thêm cả dạng hợp kim của giai đoạn 4.

Xem chi tiết tại: bai-tap-chi-2020-tien-trinh-phat trien-hop-kim-dong-thoi-Le.docx